Vài năm gần đây mô hình stock-to-flow của PlanB đã trở nên rất nổi tiếng. Một nghiên cứu được công bố trên trang planbtc.com cho thấy mô hình dự đoán rằng Bitcoin có thể đạt mức vốn hóa 100 nghìn tỷ USD.
Ngành công nghiệp tiền điện tử bị cuốn hút bởi “logic” của mô hình này bởi ý tưởng rằng Bitcoin có thể đạt và vượt quá 100.000 USD vào đầu năm 2021.
Trên thực tế mô hình stock-to-flow giả định rằng có mối quan hệ giữa số lượng kim loại quý được khai thác mỗi năm và số lượng đã được khai thác trước đó.
Vàng được khai thác dưới 2% mỗi năm trong tổng lượng lưu thông (do các ngân hàng trung ương và cá nhân nắm giữ). Phải mất hơn 50 năm với tốc độ khai thác ngày nay để tăng gấp đôi lượng dự trữ đang lưu thông khiến vàng trở thành hàng hóa khan hiếm.
PlanB đưa ra giả thuyết rằng Bitcoin được nhiều người coi là vàng kỹ thuật số và nó có thể tuân theo mối quan hệ này:
Giao thức của Bitcoin quy định rằng mỗi lần halving số lượng Bitcoin khai thác được sẽ bị giảm một nửa. Có lẽ Satoshi Nakamoto (cha đẻ Bitcoin) đã nghĩ đến halving để giả định giá tăng gấp đôi sau mỗi bốn năm.
Trong khi đó PlanB đã chỉ ra rằng trong 10 năm lịch sử đầu tiên Bitcoin đã di chuyển xung quanh một hàm số mũ, như vậy với mỗi lần halving giá sẽ tăng gấp 10 lần thay vì tăng gấp đôi.
Tuy nhiên, nhà báo Daniele Bernardi của Cointelegraph đã nêu 2 lý do khiến mô hình stock-to-flow của PlanB không đáng tin cậy.
Lý do thử 1:
Theo mô hình này thì Bitcoin sẽ đạt 1 tỷ USD giá trị vào khoảng năm 2039, nghĩa là vốn hóa sẽ đạt khoảng 20.000 tỷ USD và gấp 130 lần so với giá trị hiện tại của thị trường chứng khoán. Chưa kể trong những năm tiếp theo giá trị theo mô hình này sẽ tăng lên gấp 10 lần. Rõ ràng đây là điều không thể.
Lý do thứ 2:
Mô hình này không xem xét đến nhu cầu của nhà đầu tư mà chỉ tính đến sự khan hiếm, nhưng rõ ràng Bitcoin hiện không còn là tài sản tiền điện tử duy nhất được lưu hành.
Sự thống trị của Bitcoin đang dần suy yếu do thị trường ngày càng có nhiều dự án mới tiềm năng và thu hút sự chú ý của nhà đầu tư. Chính việc không xem xét tác động phát sinh từ nhu cầu đã làm cho mô hình stock to flow chưa hoàn thiện.
Xem thêm: