5 tiêu chí đánh giá đầu tư ICO dành cho người mới

Đầu tư vào ICO luôn được coi là một hình thức đầu tư mạo hiểm, chứa dựng rất nhiều rủi ro. Bởi vì hầu hết các dự án ICO đều là những start up, mà để đầu tư vào startup cần rất nhiều kinh nghiệm về tầm nhìn vi mô cũng như vĩ mô. Vậy có cơ hội nào cho những người mới tham gia đầu tư vào ICO hay không ? Theo quan điểm của mình là có, hôm nay mình xin giới thiệu cho mọi người 5 yếu tố để làm cho quá trình đánh giá ICO trở nên dễ dàng hơn. Những yếu tố này sẽ giúp các bạn tìm kiếm được những khoản đầu tư tốt cho tương lai.

5 tiêu chí đánh giá đầu tư ICO dành cho người mới

1) Đội ngũ

Đây có thể nói là nhân tố quan trọng nhất trong việc đánh giá một ICO. Các quỹ đầu tư thường nhắm tới yếu tố con người đầu tiên khi đầu tư vào các dự án vì sau cùng những bức tranh những con số hứa hẹn có trở thành hiện thực hay không là phụ thuộc vào những con người tiến hành dự án ấy.

Khi đánh giá một dự án ICO, cần thiết phải xem xét tới các kinh nghiệm thực tế và kỹ năng của các thành viên trong đội ngũ. Chúng ta cần phải đặt những câu hỏi để xem xét liệu những thành viên trong đội ngũ này có thể thực hiện dự án tốt hay không.

  • Họ đã từng làm tại những công ty nào?
  • Họ có kinh nghiệm trong lĩnh vực gì ? Có kinh nghiệm bao nhiêu năm ?
  • Từng đảm nhận những vị trí gì ?
  • Họ đã từng làm startup hay chưa?

Bên cạnh những thông tin như “cựu nhân viên Google” hay “cựu nhân viên Facebook”, chúng ta cần nên tìm hiểu rõ rằng họ làm ở những công ty này ở vị trí nào, họ đã từng đảm nhận những dự án gì, họ đã tích lũy được những gì trong giai đoạn sự nghiệp ấy.

Trung bình một đội ngũ ICO sẽ có từ 6-9 người. Nhưng chúng ta nên nhắm đến những ICO có đội ngũ hơn 20 trở lên vì theo mình càng nhiều người thì dự án càng có sự chắc chắn.

Bên cạnh đó chúng ta cũng phải quan tâm đến các advisor ( người tư vấn, hỗ trợ ) cho dự án ICO. Lấy ví dụ về dự án Kyber Network của Việt Nam, dự án này được Vitalik Buterin ( founder của Ethereum ) làm advisor và đã kêu gọi funding được 120 triệu $ trong vài ngày. Nếu dự án có những advisor tốt, nổi tiếng, có nhiều kinh nghiệm thì sẽ chứa đựng ít rủi ro hơn và khả năng thành công cũng cao hơn.

Đội ngũ phát triển – Ảnh minh họa

2) Đối tác

Đối tác của dự án cũng là một trong những yếu tố vô cùng quan trong yêu cầu các nhà đầu tư cần xem xét thật kĩ khi quyết định đầu tư vào một dự án ICO. Đối tác là một chỉ tiêu giúp chúng ta đánh giá xem rằng dự án ICO này có thực sự tốt.

Tại sao lại như vậy ?

Hầu hết các dự án ICO hiện tại đều là các giải pháp giúp tối ưu hóa hoạt động trong nhiều ngành nghề khác nhau. Nếu một công ty lớn sử dụng sản phẩm của một dự án ICO thì chắc chắn rằng, dự án này phải trải qua rất nhiều vòng thuyết phục công ty lớn này và đã chứng minh được mình thì mới được trở thành đối tác của các công ty này. Ví dụ như Ripple là một giải pháp giúp tối ưu hoạt động chuyển tiền xuyên biên giới của các ngân hàng và Ripple có rất nhiều đối tác là các ngân hàng lớn, chúng ta là những nhà đầu tư nhỏ lẻ và mới không thể biết rõ rằng Ripple ưu việt ra sao nhưng các ngân hàng lớn kia như là dấu mộc chứng minh sự ưu việt của Ripple.

Đối tác đầu tư – Ảnh minh họa

Vì vậy chúng ta nên quan tâm đến các đối tác của dự án ICO mà ta có ý định đầu tư để đánh giá tiềm năng và triển vọng của dự án.

3) Các minh chứng và kế hoạch thực hiện

Vào những ngày đầu khi hình thức gọi vốn ICO mới xuất hiện, các nhà đầu tư hầu như không hề quan tâm đến các ý tưởng của các dự án, thậm chí nhiều dự án còn không có ý tưởng rõ ràng những vẫn gọi vốn thành công. Bong bóng dotcom cuối thập niên 90 cũng diễn ra tương tự như vậy, chỉ cần biết những công ty liên quan đến Internet thì các nhà đầu tư sẽ đổ tiền vào, họ không thèm đặt câu hỏi liệu rằng ý tưởng này có thực tế, có khả năng thành công hay không ? Và kết quả thì chúng ta đều đã biết, tiền của họ tan biến khi bong bóng nổ.

Vì vậy để đầu tư khôn ngoan hơn chúng ta cần xem xét rõ ý tưởng của dự án. Liệu rằng những ý tưởng này có thiết thực và có thể thực hiện được hay không ? Xem xét kỹ những minh chứng, những con số họ đưa ra liệu có đúng, được nghiên cứu hay công bố bởi những cơ quan nào ? Các cơ quan này có uy tín hay không ? Họ có dự báo được các kịch bản có thể xảy ra trong tương lai hay không.

Sau đó phải xem xét thật kỹ các kế hoạch/roadmap để xem rõ họ sẽ thực hiện dự án như thế nào, trình tự ra sao, có hợp lý và khả thi hay không ? Họ có những kế hoạch dự phòng hay không ?

roadmap

Ví dụ như một dự án blockchain có khả năng thực hiện 3000 giao dịch một giây thực sự là một sáng tạo đột phá ở năm 2018. Nhưng tương lai sẽ yêu cầu cao hơn, có thể là 1 triệu giao dịch một giây, liệu rằng công ty chúng ta đầu tư vào năm 2018 này có khả năng cạnh tranh trong tương lai ?

4) Tiềm năng đón nhận của thị trường: nhìn về tương lai

Những Cryptocurrencies nằm trong top 10 hiện tại chứng minh được rằng chúng đang được thị trường đón nhận rộng rãi. Tuy nhiên, theo thời gian sự đón nhận của thị trường sẽ thay đổi, thị trường sẽ xuất hiện nhiều nhu cầu khác. Và một dự án ICO tiềm năng sẽ đoán được nhu cầu của thị trường trong tương lai hoặc có thể tạo ra một nhu cầu mới mà sẽ được thị trường đón nhận. Giống như Uber đã đánh bật các hãng taxi truyền thống để vươn lên tầm thế giới trở thành công ty có giá trị hàng chục tỷ đô.

5) Tránh lừa đảo: nhận diện các dấu hiệu của một ICO scam

Một số dấu hiệu để nhận điện một dự án ICO scam

  • Đội ngũ thiếu kinh nghiệm
  • Đảm bảo cho nhà đầu tư về lợi nhuận/ hứa hẹn lợi nhuận cao
  • Thiếu nhiều chi tiết về dự án
  • Không có roadmap rõ ràng
  • Không đề cập đến các rủi ro cho nhà đầu tư

Mình hi vọng với 5 tiêu chí trên sẽ giúp ích được cho mọi người, đặc biệt là những người mới tham gia vào đầu tư ICO. Chúc mọi người thành công !

Xem thêm: 3 năm tham gia thị trường, đây là lí do tôi mãi là 1 trader “gà mờ”

Theo Medium/Traderviet
Biên soạn lại bởi Toobit.com.vn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM