Thị trường tiền điện tử đang chứng kiến sự tăng trưởng đáng chú ý khi nhiều chính phủ bắt đầu nắm lấy cơ hội tiền điện tử. Indonesia gần đây đã tham gia vào thị trường khi thông báo ra mắt sàn giao dịch tiền điện tử quốc gia của riêng họ.
Cơ quan giám sát giao dịch hàng hóa tương lai (CFTRA) của Indonesia đã chính thức cho sàn giao dịch tiền điện tử của họ bắt đầu hoạt động vào ngày 20 tháng 7, đánh dấu một thời điểm quan trọng trong lịch sử tài chính của đất nước.
Ban đầu được thông báo sàn sẽ ra mắt vào cuối năm 2021, cơ quan quản lý đã phải dời lịch ra mắt. Sự chậm trễ gần đây nhất đã xảy ra vào tháng 2 năm 2023. Tuy nhiên, cuối cùng sàn đã bắt đầu hoạt động trong tháng 7 này.
Sắc lệnh CFTRA, là một phần của việc thiết lập sàn giao dịch, liên quan đến việc thành lập Trung tâm thanh toán bù trừ hợp đồng tương lai. Một trung gian thiết yếu có nhiệm vụ đảm bảo các giao dịch liền mạch giữa người mua và người bán. Didid Noordiatmoko, người đứng đầu Cơ quan giám sát giao dịch hàng hóa tương lai của Indonesia (Bappebti) đã nhận xét về sự ra mắt này và cho biết:
“Việc thành lập sàn giao dịch tiền điện tử quốc giá là bằng chứng cho thấy chính phủ đang nỗ lực tạo ra một hệ sinh thái giao dịch tài sản tiền điện tử công bằng và minh bạch để đảm bảo sự chắc chắn về mặt pháp lý và ưu tiên bảo vệ người dùng với tư cách là khách hàng”
Indonesia có khoảng 383 tiền điện tử có thể giao dịch và 10 đồng tiền điện tử được phát triển trong nước vào năm 2023. Đồng thời, Bappebti đang trong quá trình xem xét thêm 151 tiền điện tử khác.
Và sàn giao dịch tiền điện tử quốc gia Indonesia là sàn được ủy quyền duy nhất để giao dịch tiền điện tử hợp pháp trong nước. Tuy nhiên, khung pháp lý của sàn đang tìm cách hài hòa giữa các giao dịch trong nước với sự phát triển chung của thị trường quốc tế.
Cơ quan quản lý đã cho các nhà giao dịch được cấp phép thời gian để đăng ký với sàn giao dịch tiền điện tử quốc gia, với hy vọng cộng đồng tiền điện tử hiện tại ở Indonesia sẽ tham gia giao dịch.
Xem thêm: Binance ra thời hạn cho người dùng ở Hà Lan rút tài sản