Chủ tịch FDIC đã chỉ ra sự quản lý yếu kém là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của Ngân hàng Signature.
Chủ tịch Tập đoàn Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC), Martin Gruenberg cho rằng việc Ngân hàng Signature không hiểu được những rủi ro liên quan đến tiền điện tử là 1 trong những nguyên nhân chính gây ra sự sụp đổ của ngân hàng này.
Phát biểu tại phiên điều trần gần đây của Ủy ban Dịch vụ Tài chính của Hạ viện Hoa Kỳ về Giám sát của các cơ quan quản lý, Martin Gruenberg đã nhấn mạnh những thất bại gần đây của Ngân hàng Silicon Valley, Ngân hàng Silvergate và Ngân hàng Signature dẫn đến sự sụt giảm lớn về giá cổ phiếu và dòng tiền được rút ra khỏi các ngân hàng dẫn đến hậu quả là sự sụp đổ liên tiếp của 3 Ngân hàng lớn tại Mỹ.
Martin Gruenberg cho rằng sự quản lý yếu kém là “nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự thất bại của Ngân hàng Signature.” Trong khi chỉ ra sự phụ thuộc quá mức của Signature vào các khoản tiền gửi không được bảo hiểm mà không có các biện pháp kiểm soát rủi ro phù hợp, Martin Gruenberg nói thêm:
“Ngoài ra, ngân hàng đã không hiểu được rủi ro khi liên kết và phụ thuộc vào tiền gửi của ngành công nghiệp tiền điện tử hoặc khả năng ảnh hưởng từ các vụ sụp đổ nặng nề của thị trường tiền điện tử xảy ra trong năm 2022”
Mặc dù các cơ quan quản lý và các chuyên gia ngân hàng đồng ý rằng tiền gửi cạn kiệt là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ của ngân hàng, cựu Giám đốc điều hành Ngân hàng Silvergate, Greg Becker lại đổ lỗi cho lãi suất tăng cao là một trong những yếu tố dẫn đến sự sụp đổ của nó.
Theo Becker, không có ngân hàng nào có thể tồn tại sau một đợt rút tiền với tốc độ và cường độ như vậy.
Martin Gruenberg tiết lộ rằng sự thất bại của Ngân hàng Silvergate và Ngân hàng Signature dẫn đến khoản lỗ lần lượt là 16,1 tỷ USD và 2,4 tỷ USD.
Tuy nhiên đánh giá sơ bộ của Văn phòng Trách nhiệm Chính phủ Hoa Kỳ lại không đổ lỗi cho việc tiếp xúc với tiền điện tử đã dẫn đến sự sụp đổ của Ngân hàng Signature.