Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) (cũng là Ngân hàng Trung Ương Ấn Độ) Shaktikanta Das cho biết cuộc khủng hoảng tài chính tiếp theo sẽ đến từ “tiền điện tử tư nhân” nếu không có hành động cấm chúng.
Người đứng đầu ngân hàng trung ương Ấn Độ nói rằng chỉ điều chỉnh ngành công nghiệp tiền điện tử và cho phép nó phát triển sẽ không đủ để tránh một thảm họa tài chính.
“Các bạn hãy nhớ kỹ lời tôi sắp nói, tiền điện tử tư nhân sẽ gây ra cuộc khủng hoảng tài chính tiếp theo, các loại crypto không có giá trị cơ bản và tiềm ẩn những rủi ro cố hữu rất lớn đối với sự ổn định tài chính và kinh tế vĩ mô của chúng ta,” ông nói.
Ở Ấn Độ, thuật ngữ “tiền điện tử tư nhân” thường được sử dụng để phân biệt các loại tiền điện tử không do ngân hàng trung ương phát hành, chẳng hạn như Bitcoin và Ether.
Hơn một nửa các nhà đầu tư Ấn Độ có kế hoạch tăng vốn trong sáu tháng tới
RBI đã ra mắt thí điểm tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC) vào tháng 12.
“Những lập luận về lợi ích và mục đích của tiền điện tử tư nhân mà tôi từng nghe đều không đáng tin cậy,” Das nói.
Ấn Độ đảm nhận chức chủ tịch của G20 vào tháng 12, nước này có quyền xác định chương trình nghị sự cho các cuộc thảo luận về quy định tiền điện tử toàn cầu. Nhiệm kỳ của Ấn Độ sẽ kết thúc vào ngày 30 tháng 11 năm 2023.
Các trader tiền điện tử Ấn Độ phải trả thuế 30% khi sử dụng sàn giao dịch nước ngoài
Bộ trưởng tài chính Ấn Độ Nirmala Sitharaman cho biết vào tháng 11 rằng trong nhiệm kỳ chủ tịch G20 của mình, Ấn Độ sẽ đưa vấn đề quy định tiền điện tử làm ưu tiên trong các cuộc thảo luận.