Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang là tâm điểm của thị trường tài chính thế giới. Mọi hành động hay những phát ngôn từ Fed hiện tại đều nhận được sự quan tâm từ các nhà đầu tư tài chính từ cổ phiếu, trái phiếu, tiền điện tử…
Mới đây thì Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tiếp tục có hành động khi tăng lãi suất thêm 0.75% (mức tăng lãi suất lớn nhất kể từ năm 1994) để kiềm chế lạm phát và việc nâng lãi suất vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại nếu lạm phát tiếp tục gia tăng.
Vậy việc nâng lãi suất của Fed ảnh hưởng như thế nào đến thị trường Crypto? Mọi người hãy cùng xem qua bài viết của BTA HUB nhé!!
Tại sao FED tăng lãi suất?
Nhiệm vụ trọng yếu của Cục Dự trữ Liên bang là giữ cho nền kinh tế Hoa Kỳ ổn định. Khi nền kinh tế bùng nổ và nóng lên, kéo theo sự xuất hiện lạm phát và bong bóng tài sản có thể vượt khỏi tầm tay, đe dọa sự ổn định của nền kinh tế.
Đó là khi Fed vào cuộc và tăng lãi suất, điều này giúp hạ nhiệt nền kinh tế và duy trì tốc độ tăng trưởng.
Jerome Powell – Chủ tịch hiện tại của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ
Công việc số một của Fed là quản lý chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ, có nghĩa là kiểm soát nguồn cung tiền trong nền kinh tế của đất nước.
Mặc dù Fed có nhiều công cụ để thực hiện nhiệm vụ, nhưng khả năng tác động đến lãi suất là công cụ chính sách tiền tệ hiệu quả và nổi bật nhất của Fed.
Theo nỗ lực chính sách tiền tệ điều chỉnh của mình, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang cố gắng chống lạm phát bằng cách tăng lãi suất ngắn hạn. Fed đang cố gắng giảm chi tiêu trong nền kinh tế Mỹ.
Do quyết định của Fed, nhu cầu về các sản phẩm và dịch vụ dự kiến sẽ giảm xuống. Việc vay tiền để mua sắm sẽ trở nên khó khăn hơn khi lãi suất tăng lên, do đó mọi người sẽ không thể chi tiêu nhiều do tình trạng suy giảm thanh khoản.
Việc tăng lãi suất của Fed sẽ có tác động như thế nào đến thị trường?
Câu hỏi đặt ra là: Fed tăng lãi suất sẽ có tác động như thế nào đến thị trường tiền điện tử?
Nhìn vào sự suy giảm của thị trường những tháng gần đây, có thể thấy các đợt tăng lãi suất của Fed có tác động đáng kể đến Bitcoin và rộng hơn là thị trường tiền điện tử.
Nhiều ý kiến trước đây cho rằng Bitcoin được xem là một biện pháp phòng ngừa lạm phát vì tổng cung hạn chế của nó và là nơi trú ẩn an toàn cho các nhà đầu tư, nhưng gần đây chúng ta có thể thấy nó Bitcoin đang đi giống như các tài sản rủi ro khác như cổ phiếu.
Điều đó được chứng minh tiền điện tử đã phản ứng với việc giảm giá cũng giống như các tài sản rủi ro khác khi Fed thông báo vào tháng 11 rằng họ sẽ bắt đầu giảm bớt việc mua trái phiếu và báo hiệu về những đợt tăng lãi suất sẽ diễn ra trong năm 2022.
Có thể thấy sự thắt chặt của các ngân hàng trung ương là vấn đề vĩ mô lớn nhất thúc đẩy cả thị trường chứng khoán và tiền điện tử ngày nay, đó là lý do tại sao chúng ta đang thấy mối tương quan rất cao giữa hai thị trường này.
Nhìn chung những đợt tăng lãi suất của Fed vẫn có thể tiếp diễn trong năm 2022 khi lạm phát vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm và nó có thể là ngày càng đè nặng lên các cổ phiếu công nghệ, Bitcoin và tiền điện tử nói chung, cho nên nhiều khả năng trong năm 2022 chúng ta sẽ chứng kiến một năm mà thị trường tiền điện tử rơi vào Bear Market.
Nếu chúng ta nhìn nhận 1 cách tích cực, lạm phát có thể trở nên tồi tệ hơn trước khi nó trở nên tốt hơn, trong nửa năm qua Fed đã tăng lãi suất 3 lần và thị trường tiền điện tử có những sự biến động cực mạnh, nhiều nhà đầu tư kỳ vọng Fed sẽ nâng lãi suất lên ít nhất 3% vào cuối năm nay.
Fed từng tăng lãi suất lên 2,37% trong đợt nâng lãi gần nhất vào cuối năm 2018. Trước khủng hoảng tài chính 2007 – 2009, lãi suất này còn lên tới 5%.
Có thể trong năm 2023 chúng ta sẽ chứng kiến thị trường ổn định hơn trong năm 2022 khi lạm phát đã hài hòa trở lại, chính sách tiền tệ ổn định, lãi suất không còn tăng nữa hoặc giảm nhẹ.
Còn đối với những người nhà phát triển, những nhà đầu tư tin vào sự phát triển của thị trường, họ vẫn tin rằng thời kì downtrend như này là lúc loại bỏ những dự án không phù hợp, không có tính đường dài trong thị trường. Nhưng chúng ta phải thừa nhận rằng những dự án áp dụng blockchain ngày càng có tính thực tiễn trong cuộc sống và các tài sản tiền điện tử sẽ có tốc độ chấp nhận rất nhanh, điều quan trọng là chúng ta cần có một cái nhìn dài hạn hơn dành cho nó để có thể tiếp cận những cơ hội mới trong tương lai.
Khi lạm phát bị phá vỡ, lãi suất sẽ không còn là vấn đề mà các nhà đầu tư trong thị trường phải đối mặt. Điều này là không thể tránh khỏi và khi điều này xảy ra, thị trường tiền điện tử sẽ tiếp tục theo quỹ đạo của chúng. Nhưng chúng ta cần thời gian và sẵn sàng đón nhận 1 tương lai đầy hứa hẹn nếu chúng ta có tầm nhìn đủ xa với thị trường này.