Theo Reuters, Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) đang chuẩn bị tung ra đồng tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC) đầu tiên trong quý 1 của năm 2022.
Theo P. Vasudevan, tổng giám đốc của Bộ phận Thanh toán của RBI, cho biết dự án tiền kỹ thuật số CBDC đã được thử nghiệm và có thể được ra mắt vào quý đầu tiên của năm 2022.
Vasudevan nói thêm RBI đang xem xét các vấn đề khác nhau của một CBDC, ví dụ về khả năng giao dịch, các trường hợp sử dụng, cơ chế xác nhận và các vấn đề khác, bao gồm cả kênh phân phối.
Theo định nghĩa: CBDC là một tài sản kỹ thuật số gắn liền với tiền tệ chính thức của một quốc gia hoặc về cơ bản là một phiên bản kỹ thuật số của tiền pháp định. Trong trường hợp của Ấn Độ, CBDC của nước này sẽ được gọi là đồng Rupee kỹ thuật số và được gắn với đồng Rupee quốc gia.
Trong một báo cáo trước đây, RBI đã lên kế hoạch ra mắt CBDC vào tháng 12 năm nay nhưng vì gặp một số khó khăn trong công tác chuẩn bị nên việc ra mắt đã bị hoãn lại.
Ấn Độ dường như đang có quan điểm tiến bộ đối với tiền điện tử, đặc biệt trong bối cảnh quốc gia này đang cố gắng thống nhất cách phân loại và tính hợp pháp của các loại tài sản mới này.
Tại hội nghị Dialogue Sydney, Thủ tướng Narendra Modi đã kêu gọi các quốc gia dân chủ nên tận dụng tối đa tiền điện tử và công nghệ blockchain.
Ông cũng nói: “Tiền điện tử không nên được sử dụng cho các mục đích phi đạo đức”.
Take crypto-currency or bitcoin for example.
It is important that all democratic nations work together on this and ensure it does not end up in wrong hands, which can spoil our youth: PM @narendramodi
— PMO India (@PMOIndia) November 18, 2021
Bất chấp sự gia tăng phổ biến của tiền điện tử ở Ấn Độ, các nhà lập pháp vẫn bị chia rẽ về sự cần thiết của một hệ thống quản lý toàn diện. Dự luật Bitcoin dự kiến sẽ được trình lên cơ quan lập pháp Ấn Độ trong thời gian tới.
Nhiều nhà đầu tư tiền điện tử ở Ấn Độ bày tỏ hy vọng sẽ có một quy định rõ ràng cho tiền điện tử, để họ có thể yên tâm đầu tư mà không lo ngại vấn đề pháp lý.
Xem thêm: