NAOS Finance (NAOS) là gì? Toàn tập về tiền điện tử NAOS

Sau một khoảng thời gian dài bùng nổ với những con số ấn tượng, có lẽ mảng lending/borrowing – xương sống của thị trường DeFi đang dần bão hòa và dần lộ ra những cái tên dẫn dắt thị trường như Aave, Compound, Venus,…

Dưới sự thống trị của những “ông lớn” đó trên thị trường, sẽ rất khó để những đàn em “sinh sau đẻ muộn” trong lĩnh vực này có thể đứng lên và cạnh tranh trực tiếp một cách sòng phẳng.

Chính vì thế, việc lựa chọn thị trường ngách để tập trung phát triển là bước đi hợp lý của các dự án lending/borrowing mới ra đời. Trong bài viết này, Kevin và các bạn sẽ cùng nhau tìm hiểu về NAOS Finance – một trong những dự án tiên trong trong việc giúp các doanh nghiệp tiếp cận dòng vốn của DeFi users.

NAOS Finance là gì?

NAOS Finance là một giao thức lending/borrowing giúp kết nối bên cho vay là những DeFi users và bên còn lại là những doanh nghiệp đang có nhu cầu vay vốn. Nhờ việc tận dụng công nghệ blockchain, dự án giúp các khoản vay được thực hiện một cách dễ dàng mà không phải qua bất kỳ khâu trung gian nào.

Dự án được xây dựng trên mạng lưới blockchain của Ethereum và sử dụng giao thức IPFS (InterPlanetary File System) giúp tự động mã hóa các tài sản trong thế giới thực. Đồng thời giúp giảm thiểu các quy trình và thủ tục phức tạp thường thấy trong việc vay và cho vay vốn truyền thống.

Điểm đặc biệt của NAOS Finance

Khác với nhiều dự án lending/borrowing khác trên thị trường hiện nay (chủ yếu kết nối giữa các DeFi users), NAOS Finance chọn thị trường ngách là kết nối giữa người dùng và các doanh nghiệp đang cần nguồn vốn.

Để hoàn thàn được mục tiêu đầy tham vọng này, bên cạnh với việc tìm kiếm DeFi users, NAOS Finance cần phải liên kết với nhiều doanh nghiệp trên toàn thế giới.

Hiện nay, đội ngũ phát triển của dự án đã có mạng lưới với hơn 2,500 doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME). Những doanh nghiệp này có nhu cầu vay tới tới hơn 250 triệu đô la để phát triển doanh nghiệp của mình.

Bên cạnh đó, NAOS Finance Protocol có 3 yếu tố chính góp phần giúp hoàn thiện ứng dụng của mình:

  • NAOS Protocol: Đây là các tiểu chuẩn mà hệ thống đề ra nhằm mục đích tạo điều kiện cho việc mã hóa tài sản và giải pháp end-to-end (bao gồm các tất cả các công đoạn từ  việc thiết lập lãi suất, thanh toán và phân bổ chi phí).
  • Borrower dApp: Ứng dụng cho vay phi tập trung cho phép người dùng có thể dễ dàng hoàn tất khoản vay của mình hoàn toàn online trực tiếp trên mạng lưới.
  • Lender dApp: Thị trường cho vay phi tập trung bao gồm đa dạng các loại tài sản trong thế giới thực với các hồ sơ rủi ro, kỳ hạn và lợi suất khác nhau.

Đối thủ cạnh tranh

Thực tế, ngoài NAOS Finance, không có nhiều dự án lending/borrowing nổi bật chọn thị trường ngách là kết nối giữa người dùng bình thường và các doanh nghiệp. 

Những dự án tiêu biểu ở trong mảng vay và cho vay này đó chính là:

NAOS Tokenomics

Key Metrics NAOS

  • Tên token: NAOS Finance
  • Symbol: NAOS
  • Blockchain: Ethereum
  • Standard: ERC-20
  • Contract: 0x4a615bb7166210cce20e6642a6f8fb5d4d044496
  • Cung lưu thông: 41,711,938 token NAOS
  • Tổng cung: 300,000,000 token NAOS

Token Allocation

  • Team / Advisor: 23%
  • Private / Public Raise: 22%
  • Liquidity Incentive: 30%
  • Ecosystem Fund: 25%

token allocation - naos finance là gì

Token Sale

Dự án có 3 lần chào bán token dưới hình thức Private Sale và một lần Public Sale, cụ thể:

  • Private Sale Round 1: Giá mua 0.13$.
  • Private Sale Round 2: Giá mua 0.16$.
  • Private Sale Round 3: Giá mua 0.175$.
  • Public Sale: Giá mua 0.185.

Token Release Schedule

Dưới đây là kế hoạch release token của NAOS Finance:

  • Private sale round 1: Unlock 10% token trong ngày đầu tiên. Trong 18 tháng tiếp theo, unlock nốt lượng token còn lại (trả dần theo hàng quý).
  • Private sale round 2: Unlock token dần trong 18 tháng (trả dần theo quý).
  • Private sale round 3: Unlock 20% token trong ngày đầu tiên. Trong 12 tháng tiếp theo, unlock nốt lượng token còn lại (trả dần theo hàng quý).
  • Public Sale: NAOS được chào bán public sale thông qua hình thức IDO trên Polkastarter (100% unlock). 

Token Use Case

Token gốc của dự án là NAOS, token này sẽ được sử dụng trong những mục đích sau:

  • Governance: NAOS holder sẽ có quyền bỏ phiếu và đề xuất những hướng đi của dự án trong tương lai.
  • Staking: Token NAOS sẽ được sử dụng để tham gia staking (30% tổng số lượng token sẽ được dùng làm phần thưởng staking).
  • Lending/Borrowing: Người dùng có thể thế chấp NAOS để vay vốn.

Đội ngũ phát triển của dự án

Dưới đây là những thành viên chủ chốt của dự án:

team - naos finance là gì

Advisors

Đội ngũ cố vấn của NAOS Finance là thành viên sáng lập của Origin Protocol (OGN) và Pendle Finance (PENDLE). Cụ thể:

advisors - naos finance là gì

Investors

Qua các vòng gọi vốn của mình, NAOS Finance đã huy động được hơn 5,400,000$ từ các “ông lớn” trong thị trường cryptocurrency. Tiêu biểu phải kể đến: Coinbase Ventures, Huobi DeFiLabs, OKEx Blockdream Ventures, MXC, Mechanism Capital, Spartan,…

investors - naos finance là gì

Roadmap

Dưới đây là roadmap của dự án:

Quý 2 năm 2021:

  • Triển khai phiên bản testnet.
  • Hoàn thành quá trình audit dự án.

Quý 3 năm 2021:

  • Ra mắt phiên bản mainnet.
  • Triển khai Galaxy testnet.
  • Hoàn thành việc audit Galaxy testnet.
  • Ra mắt phiên bản Galaxy mainnet.
  • Ra mắt mainnet NAOS Protocol.
  • Tích hợp thêm các loại tài sản cryptocurrency và các loại tiền pháp định.
  • Kết nối với mạng lưới Binance Smart Chain.

Quý 4 năm 2021:

  • Kết nối với các loại tài sản thực.

Tổng kết

Theo quan điểm của mình, việc đội ngũ phát triển của NAOS Finance lựa chọn thị trường ngách này để phát triển là điều rất đáng khích lệ.

Tuy nhiên, vẫn còn đó những bất cập do khung pháp lý về crytocurrency chưa thực sự hoàn chỉnh, việc các doanh nghiệp lựa chọn huy động nguồn vốn NAOS Finance sẽ gặp đôi chút khó khăn ở thời điểm hiện tại.

Chính vì vậy, mọi người nên cân nhắc giữa rủi ro và cơ hội để ra những quyết định đầu tư phù hợp nhất với khẩu vị rủi ro của mỗi cá nhân.

Cảm ơn mọi người đã theo dõi bài viết. Xin chào và hẹn gặp lại!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM