Với xu hướng tăng trưởng khủng khiếp của Bitcoin nói riêng và toàn thị trường nói chung trong thời gian qua, nhiều người tin rằng năm 2017 đang lặp lại. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy mọi thứ đang diễn ra theo chiều hướng rất khác.
Ví dụ, tổng giá trị bị khóa trong DeFi chưa bao giờ cao như hiện tại. Tương tự, tổng vốn hóa thị trường tiền điện tử cũng đang dao động ở mức cao nhất mọi thời đại tại khoảng 1.1 nghìn tỷ USD.
Mặc dù có hàng loạt các newbie (người mới) tiền điện tử xuất hiện trên các kênh truyền thông xã hội, nhưng thực tế là các nhà đầu tư cá nhân vẫn chưa có mặt ở đây. Ít nhất là không đến mức độ như ba năm trước, trong đợt tăng giá kỷ lục trước đó.
Google Trends xác nhận điều này. Các tìm kiếm cho từ khóa “tiền điện tử” được dự đoán sẽ đạt 56 vào cuối tháng 1 năm 2021. Mặc dù đây là một dấu hiệu tăng giá nhưng vẫn còn cách một khoảng khá xa so với mức được thấy hồi tháng 1 năm 2018.
Vào thời điểm đó, cơn sốt ICO và FOMO từ các nhà đầu tư cá nhân đã thúc đẩy thị trường đi lên. Nhưng lần này, chính các nhà đầu tư tổ chức mới là động lực thực sự đằng sau đợt tăng giá.
Vào đầu năm, lãnh đạo tiền điện tử toàn cầu của PwC Henri Arslanian cho biết:
Khi bạn nhìn vào đà tăng bitcoin mà chúng ta đã thấy trong vài tuần và tháng trước, thực sự, có hai yếu tố lớn thúc đẩy chúng. Sự gia nhập liên tục của các tổ chức và rất nhiều người chơi được quản lý. Đây không phải là trường hợp của một vài năm trước đây
Tại sao các tổ chức quan tâm?
Sự bùng nổ của đại dịch đã thay đổi tất cả những gì chúng ta nghĩ rằng chúng ta đã biết về chúng. Đường cung cấp hàng hóa bị gián đoạn, thất nghiệp hàng loạt và các gói kích thích tài chính đều làm nổi bật sự mong manh của trật tự kinh tế toàn cầu.
Trước các khó khăn và căng thẳng này thì những tài sản chống lạm phát, đáng chú ý nhất là Bitcoin, là loại “mặt hàng” nhận được sự quan tâm hơn bao giờ hết. Nhận thức về việc chỉ nắm giữ tiền mặt ở mức cao và lạm phát ngày càng gia tăng đã khiến các nhà đầu tư tổ chức tham gia thị trường.
MicroStrategy đã trở thành công ty niêm yết đại chúng đầu tiên nắm giữ Bitcoin như một phần trong chiến lược quản lý quỹ của mình. Một khi một tổ chức “tham gia”, những tổ chức khác cũng theo sau. Điều này dự kiến sẽ thu hút ngày càng nhiều động lực hơn vào năm 2021.
Ngoài khía cạnh tăng giá, điều này sẽ có tác động như thế nào đối với ngành tiền điện tử thì hiện vẫn chưa thể biết được.
Tuy nhiên, việc xuất hiện những cái tên lớn chẳng hạn như Square, PayPal, và thậm chí cả JP Morgan, sẽ làm tăng thêm tính thú vị đối với “kịch bản” hiện tại.
Có thể bạn quan tâm: