Những nguyên nhân có thể khiến giá Bitcoin giảm trong quý 4 năm nay

Những nguyên nhân có thể khiến giá Bitcoin giảm trong quý 4 năm nay

Có thể nói, giá Bitcoin đã có một chuyến đi tàu lượn siêu tốc trong năm nay. Các ảnh hưởng nặng nề mà nền kinh tế nhiều quốc gia phải gánh chịu do đại dịch coronavirus gây ra vào đầu năm đã khiến toàn thị trường tiền điện tử mất hơn gần 60% giá trị. Thế nhưng ngay sau sự kiện sụp đổ đó là một đợt phục hồi mạnh mẽ không kém khiến giá trị của nhiều tài sản tăng đến 220%.

Có thể nói rằng so với hồi đầu năm, Bitcoin đang ở một vị trí có lợi nhuận. Hiệu suất hàng năm của đồng tiền điện tử hàng đầu ở mức 50% trên 0, cao hơn hiệu suất được ghi nhận tại các thị trường truyền thống, bao gồm cả chỉ số S&P 500 của Hoa Kỳ.

Nhưng bước sang quý 4, quý cuối cùng của năm 2020 thì thị trường Bitcoin có thể phải vật lộn với việc mất một phần lợi nhuận hàng năm, nếu không muốn nói là tất cả như những gì đã diễn ra trong quá khứ. Dưới đây là những nguyên nhân tại sao tiền điện tử hàng đầu có xu hướng giảm trong những phiên giao dịch cuối năm.

#1 Ảnh hưởng từ cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ

Bitcoin gần như di chuyển song song với thị trường chứng khoán Hoa Kỳ vào cuối quý thứ ba. Vì vậy, có vẻ như, các trader tiền điện tử đang chờ đợi sự rõ ràng hơn về kết quả của cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ vào tháng 11.

Nhưng ngay cả khi các cuộc thăm dò cho thấy ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden có thể thắng cử tổng thống và Donald Trump sẽ thất bại, thì Tổng thống Mỹ đương nhiệm đã tuyên bố rằng ông sẽ không lặng lẽ rời khỏi phòng bầu dục vì nghi ngờ có hành vi gian lận trong bầu cử.

Các nhà đầu tư đã chú ý đến tuyên bố này và họ bán phá giá cổ phiếu trong toàn bộ tháng 9 để tìm kiếm sự an toàn trong tiền mặt. Bitcoin, trong cùng kỳ, cũng giảm 9% mặc dù đã kết thúc quý thứ ba trong khu vực cực kỳ tích cực.

Tháng 10 dự kiến ​​chỉ số Bitcoin và Phố Wall sẽ tiếp tục thay đổi, nếu không muốn nói là giảm. Do đó, tiền điện tử có thể quay lại các mức hỗ trợ trước đó gần 10.400 USD, 10.200 USD và 10.000 USD khi các nhà đầu tư chuyển sang tìm kiếm sự an toàn trong tiền mặt. Trong khi đó, các holder có thể hạn chế đà giảm bằng cách mua BTC ở mức thấp.

#2 Nợ xấu

Một yếu tố khác có thể kiềm hãm xu hướng tăng giá của Bitcoin và Phố Wall là sự gia tăng các khoản nợ xấu ở Hoa Kỳ.

Việc thiếu sự thống nhất về gói cứu trợ kinh tế trước một đợt coronavirus thứ hai là nguyên nhân gây lo ngại cho những người thất nghiệp cùng các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với việc các nhà kinh tế dự đoán sẽ không có biện pháp kích thích nào cho đến cuộc bầu cử tổng thống, thị trường có thể chứng kiến ​​sự gia tăng các khoản thế chấp, cho vay và tín dụng trong quý IV.

Điều đó có thể khiến cổ phiếu tài chính – trụ cột của nền kinh tế Mỹ – lao dốc. Và chưa dùng lại ở đó, các khoản lỗ này có thể lan đến thị trường Bitcoin, khi các trader bắt đầu bán bớt các vị thế có lợi nhuận trong thị trường tiền điện tử để bù đắp khoản lỗ trên thị trường chứng khoán. Một lần nữa, mối tương quan giữa Bitcoin và S&P 500 sẽ được thể hiện rõ hơn bao giờ hết.

#3 Virus Corona

Các thị trường Hoa Kỳ sẽ tiếp tục giao dịch trong những rủi ro của làn sóng nhiễm coronavirus thứ hai. Trong trường hợp không có biện pháp kích thích kinh tế, tiếp theo là các mối đe dọa về một đợt đóng cửa kinh doanh khác thì các nhà đầu tư có thể buộc phải quay trở lại với risk-off asset, bao gồm đô la Mỹ và trái phiếu chính phủ.

Trước đó từ tháng 2 đến tháng 3, một tâm lý tương tự đã khiến thị trường Bitcoin giảm xuống. Do đó, không trừ khi có viện trợ mới cho nền kinh tế Hoa Kỳ, tiền điện tử có thể bị mắc kẹt trong tâm lý bán tháo.

Điểm mấu chốt là các gói kích thích và tính thanh khoản có thể giúp Bitcoin không trượt xuống dưới 10.000 USD. Vì thế các trader nên theo dõi những tiến triển tiếp theo trong giới chính trị Hoa Kỳ để tìm kiếm thêm các dấu hiệu. Cho đến lúc đó, rủi ro về các động thái giảm giá lớn vẫn còn hiện diện.


Có thể bạn quan tâm:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM