Uniswap vs Sushiswap: Câu chuyện về những tài sản dễ bị tổn thương?

Uniswap vs Sushiswap: Câu chuyện về những tài sản dễ bị tổn thương?

Tình tiết mới nhất trong câu chuyện Uniswap vs Sushiswap là việc giá SUSHI giảm mạnh hơn nữa kể từ hồi xuất hiện những thông báo về lỗ hổng bảo mật. Câu chuyện bắt đầu khi một nhà phát triển ẩn danh quyết định fork Uniswap để tạo ra Sushiswap, cùng với đó là ra mắt token SUSHI.

Sushiswap và token mới của nền tảng đã sớm tỏa sáng khi thu hút được gần 1 tỷ USD, số tiền được bảo đảm tại nền tảng Uniswap về tính thanh khoản.

Sau câu chuyện của Sushiswap, sàn giao dịch DeFi hàng đầu trước đó là Uniswap cũng buộc phải tung ra một token gốc (UNI) cho nền tảng của mình. Trước độ hot của “con kỳ lân”, hai sàn giao dịch lớn như Binance Coinbase đã không ngần ngại khi lập tức niêm yết UNI ngay sau đó.

Thế nhưng không qua bao lâu sau khi tăng trưởng chóng mặt, giá SUSHI đang chứng kiến ​​sự sụt giảm mạnh từ 7 USD xuống khu vực dưới 2 USD tại thời điểm viết bài.

Một số chuyên gia tiền điện tử hiện đang đặt ra câu hỏi, liệu giá UNI có thể hiện sự sụt giảm tương tự theo thời gian như SUSHI hay không?

Uniswap vs Sushiswap: Lỗ hổng chính trong hệ thống

Uniswap và Sushiswap đã được giới thiệu là sàn giao dịch mang lại sự tự do cho người dùng bằng cách duy trì phí giao dịch thấp và mang lại lợi nhuận cho các nhà cung cấp thanh khoản.

Uniswap đã sử dụng phí để phân phối giữa các nhà cung cấp thanh khoản, trong khi Sushiswap áp dụng phương pháp hơi khác, nơi phí được sử dụng để tạo token SUSHI. Các token này hoạt động như một phần thưởng cho các nhà cung cấp thanh khoản, mang lại một lượng lớn nhà đầu tư cho Sushiswap. Quy trình được mô tả là khai thác SUSHI.

Chúng tôi đã quyết định thực hiện cả hai mô hình khai thác để xác định tỷ suất sinh lời, tìm ra những vấn đề mà các miner đang gặp phải và kết quả khá bất ngờ. Cụ thể, kết quả cho thấy sau khi giới thiệu token, cả hai nền tảng hiện có nguy cơ mất giá rất nhanh. Nhưng vấn đề chính xác ở đây là gì?

Mỗi động thái với các swap này cần quá nhiều giao dịch để thực sự hoàn thành một quy trình. Trong khi đó, các giao dịch này làm tăng load Ether lên miner. Vào cuối ngày, phí giao dịch có thể dao động và có xu hướng tăng rất cao, từ vài cent đến 150 USD.

Chúng giống như một vòng lặp lộn xộn không bao giờ kết thúc. Stake để kiếm tiền từ gas => Nhưng stake thì cần 6 giao dịch => Khiến giá gas tăng cao hơn – SUSHI/UNI Miner cho biết

Vì thế, không ít miner hiện đang tự hỏi rằng rốt cuộc ai là người đang thu được lợi ích từ tính thanh khoản được cung cấp từ họ và tại sao họ nên tiếp tục hỗ trợ một trong hai mô hình?


Có thể bạn quan tâm:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM