Theo Bloomberg cho biết Cộng hòa Estonia đã hủy 500 giấy phép hoạt động của các công ty tiền điện tử – tương đương khoảng 30% tổng số, nguyên do được biết là có liên quan đến vụ bê bối rửa tiền trị giá 220 tỷ USD từ ngân hàng Danske.
Theo đó, giới chức trách lo ngại rằng các sàn giao dịch và các công ty tiền điện tử có thể phải chịu trách nhiệm cho việc chuyển tiền bất hợp pháp.
Madis Reimand, người đứng đầu Đơn vị Tình báo Tài chính Estonia (FIU), nói rằng chính phủ đang có cuộc đàn áp mạnh vào tiền điện tử với mục đích làm sạch ngành công nghiệp này.
Tuy nhiên ông cũng lưu ý rằng chính phủ sẽ không hoàn toàn làm tê liệt lĩnh vực này, mà là thắt chặt các quy định để ngăn ngừa các rủi ro liên quan đến rửa tiền.
Đến nay, FIU đã đóng cửa các sàn giao dịch và các công ty tiền điện tử trong vòng 6 tháng, sau khoảng thời gian này họ sẽ xem xét cấp lại giấy phép cho các doanh nghiệp này.
“Đây là bước đầu tiên trong việc làm dịu thị trường, cho phép chúng tôi xử lý các vấn đề cấp bách nhất bằng cách chỉ cho phép hoạt động đối với các công ty có thể chịu sự giám sát và các biện pháp cưỡng chế của chính phủ”, Reimand nói.
Cuộc đàn áp mạnh mẽ này của chính phủ là bắt nguồn tư vụ bê bối rửa tiền trị giá 223 tỷ USD có liên quan đến ngân hàng Danske Bank.
Vụ bê bối rửa tiền lớn nhất châu Âu đã khiến chính quyền Estonia buộc họ phải chú ý đến các công ty tiền điện tử, một lĩnh vực được coi là rủi ro cao.
Cho đến hiện tại, Estonia vẫn là thiên đường cho các công ty tiền ảo. Quốc gia Đông Bắc Âu này là một trong những quốc gia đầu tiên trên lục địa tự do hóa tiền điện tử vào năm 2017, cấp phép cho hơn 1.400 thực thể trong vòng 3 năm.
Nhưng trong năm nay vì có quá nhiều vụ bê bối rửa tiền nên các cơ quan quản lý đã thắt chặt các quy định hơn nhằm hạn chế rủi ro liên quan đến rửa tiền và tài trợ khủng bố.
Ngoài ra, việc xin giấy phép hoạt động đối với các công ty tiền điện tử cũng đã trở nên khắt khe hơn khi phải trải qua nhiều đợt xem xét kỹ lưỡng.