Đối với nhiều người, trải nghiệm đầu tiên với công nghệ blockchain là thử mua vài đồng tiền điện tử, tham gia một airdrop hoặc đầu tư vào tiền điện tử thông qua ICO, IEO, STO hoặc sàn giao dịch. Tuy nhiên, Bitcoin và các loại tiền điện tử khác chỉ là trường hợp sử dụng đầu tiên của công nghệ blockchain. Trong bài viết này, Blogtienao sẽ liệt kê thêm một số ứng dụng của blockchain trong cuộc sống.
- Bộ Tài chính Đức đề nghị dùng blockchain để quản lý chứng khoán
- Ước mơ 50 xu và câu chuyện blockchain đưa những đứa trẻ nhịn đói Uganda trở lại trường học
- Blockchain sẽ tham gia vào hầu hết các lĩnh vực trong tương lai
Theo các chuyên gia, nếu được bình chọn cho công nghệ mới nổi bật nhất trong vòng một thập kỷ qua, thì chắc chắn Blockchain sẽ được xướng tên.
Blockchain là công nghệ lưu trữ, truyền tải thông tin bằng các khối được liên kết với nhau và mở rộng theo thời gian do đó được gọi là chuỗi khối (blockchain). Mỗi khối chứa đựng các thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết với các khối trước đó. Blockchain được thiết kế để chống lại sự thay đổi dữ liệu. Thông tin trong blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận của tất cả các nút trong hệ thống. Ngay cả khi nếu một phần của hệ thống blockchain sụp đổ, những máy tính và nút khác sẽ tiếp tục hoạt động để bảo vệ thông tin.
Đặc biệt blockchain có khả năng truyền tải dữ liệu mà không đòi hỏi một bên trung gian xác nhận thông tin. Hệ thống blockchain bao gồm nhiều nút độc lập có khả năng xác thực thông tin mà không cần đến bên thứ ba để xác thực. Các đặc điểm chính của blockchain có thể kể đến như:
- Không thể làm giả, không thể phá hủy các chuỗi khối – Theo như lý thuyết thì chỉ có máy tính lượng tử mới có thể can thiệp vào và giải mã chuỗi blockchain và nó chỉ bị phá hủy hoàn toàn khi không còn Internet trên toàn cầu.
- Bất biến – Một khi dữ liệu đã được ghi bởi người nắm giữ private key (chỉ riêng người khởi tạo blockchain mới có) dữ liệu đó không thể sửa chữa, nó sẽ lưu lại mãi mãi.
- Bảo mật Dữ liệu – Các thông tin, dữ liệu về các chuỗi blockchain được phân tán và an toàn tuyệt đối, chỉ có người nắm giữ private key mới có quyền truy xuất dữ liệu đó.
- Minh bạch – Ai cũng có thể theo dõi được đường đi của blockchain từ địa chỉ này tới địa chỉ khác và có thể thống kê toàn bộ lịch sử trên địa chỉ đó.
- Hợp đồng thông minh – là các kỹ thuật số được nhúng bởi một đoạn code if-this-then-that (IFTTT), cho phép chúng tự thực thi.
Không chỉ ứng dụng vào tiền điện tử, blockchain còn được ứng dụng vào nhiều khía cạnh khác trong cuộc sống. Blogtienao sẽ liệt kê từng khía cạnh, ứng dụng để cho các bạn hình dung ra, từ đó nảy sinh ý tưởng gì đó hay ho để góp phần mang Việt Nam sánh vai với cường quốc công nghệ thế giới.
1. An toàn thực phẩm/Chuỗi cung ứng
Bạn có biết thực phẩm, quần áo,… của bạn đến từ đâu? Quản lý chuỗi cung ứng là một lĩnh vực cực kỳ phức tạp và thường trải qua hàng chục bên trung gian từ sản xuất đến mua hàng. Vậy làm thế nào chúng ta có thể đảm bảo được chất lượng, tính minh bạch, sự tin cậy của các sản phẩm trên một hành trình dài từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng? Câu trả lời là blockchain.
Trong quá khứ, thế giới từng chứng kiến một loạt trường hợp chỉ vì một lô hàng thực phẩm bẩn mà toàn bộ ngành công nghiệp thực phẩm của một quốc gia phải tạm đóng cửa trong một thời gian. Ví dụ như cuộc khủng hoảng BSE (dịch bệnh bò điên) của Vương quốc Anh những năm 1990, vụ bê bối sữa trẻ sơ sinh nhiễm Melamine của Trung Quốc năm 2008 và dịch E.coli xuất phát từ rau bina năm 2006 ở Bắc Mỹ.
Tất cả là do việc truy xuất nguồn gốc theo truyền thống quá tốn thời gian vì các cơ quan phải làm việc trên một núi giấy tờ. Vậy, điều gì xảy ra nếu blockchain được triển khai để duy trì tất cả các hồ sơ thực phẩm? Hãy nhớ rằng blockchain là một sổ cái mở, dữ liệu trong đó là mở cho tất cả mọi người và không có cơ quan trung ương nào phải chịu trách nhiệm cung cấp các hồ sơ do tất cả được lưu trữ trên chuỗi khối. Điều này làm giảm đáng kể thời gian đi tới từng cơ quan để điều tra, chưa kể đến việc có thể cơ quan này sẽ bao che cho cơ quan kia vì có móc nối với nhau từ trước. Trên thực tế, việc lưu trữ dữ liệu trên blockchain sẽ giảm thời gian điều tra từ vài tuần xuống chỉ còn vài phút.
Điều này giúp các cơ quan quản lý dễ dàng xác định và kiểm soát nguồn gốc của bất kỳ loại bệnh nào trên thực phẩm. Ngoài ra, nó giúp người dùng nhận thức được sự lựa chọn của họ.
Trong lĩnh vực bán lẻ, Walmart là một trong những doanh nghiệp tiên phong sử dụng blockchain. Hiện tại, thương hiệu bán lẻ này đã sử dụng blockchain từ năm 2016 để theo dõi nguồn thịt lợn nhập từ Trung Quốc đến Hoa Kỳ.
2. Giáo dục
Năm 2010, bằng tiến sĩ (PhD) của cựu chủ tịch Microsoft Trung Quốc Tang Jun nhận từ đại học Pacific Western đã làm dấy lên những nghi ngờ. Các nhà điều tra phát hiện ra rằng không những ngôi trường này chưa được kiểm định mà giá của tấm bằng còn quá rẻ: chỉ có 2.595 USD và học viên chẳng cần học hành gì. Một năm sau, hàng chục quản lý cao cấp khác cũng bị dính vào những vụ bằng cấp giả với quy mô lớn khác từ những chương trình đáng ngờ, chỉ đòi hỏi người đăng ký học… “cho có lệ”.
Việc thẩm định bằng cấp, chứng chỉ là một vấn đề phức tạp đối với nhiều nước trên thế giới. Khi tra trên google, chúng ta có thể dễ dàng thấy việc mua bán bằng cấp, chứng chỉ giả ở nhiều website trên thế giới.
Việc quản lý các chứng chỉ, bằng cấp của các trường đại học nói chung hay các cơ sở đào tạo nghề nói riêng nếu được áp dụng công nghệ Blockchain sẽ góp phần minh bạch hóa hồ sơ học viên, cũng như giúp các nhà tuyển dụng dễ dàng truy xuất nguồn gốc cơ sở đào tạo hay quá trình học tập của các ứng viên từ thấp đến cao.
Tại San Francisco, trường Holberton – một trường đào tạo kỹ sư phần mềm đã thông báo dự án quản lý sinh viên dựa trên nền tảng blockchain vào năm học mới.
Sylvain Kalache, đồng sáng lập trường Holberton, chia sẻ với CNBC:
Đối với nhà tuyển dụng, họ tránh phải mất thời gian để kiểm tra chứng nhận của ứng viên bằng cách gọi các trường đại học hoặc trả một bên thứ ba để thực hiện công việc thẩm định này. Đồng thời việc sử dụng công nghệ blockchain cũng sẽ giúp nhà trường tiết kiệm chi phí trong việc xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu riêng của mình.
3. Thương mại điện tử
Theo các chuyên gia, thị trường bán lẻ hiện nay nên dần dần chuyển dịch vụ của mình sang bán hàng trực tuyến, tận dụng lợi thế thương hiệu với chiến lược đa kênh để đạt được thành công và bảo vệ vị trí hiện tại. Nhìn chung, sự tin tưởng của người tiêu dùng và chi phí cao cho mô hình phân phối là những thách thức lớn cần được các doanh nghiệp giải quyết để thương mại điện tử tiến xa hơn nữa.
Những thách thức lớn đó của thương mại điện tử có thể được xử lý bằng các hợp đồng thông minh (smart contract) khi ứng dụng công nghệ Blockchain. Bà Lê Thúy Hạnh, một doanh nhân trong ngành bất động sản chia sẻ:
Với công nghệ Blockchain, tôi yên tâm khi ký các hợp đồng thông minh và đưa giải pháp thanh toán vào website. Từ đây chúng tôi có thể dễ dàng kinh doanh và hợp tác với nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước trong một thời gian ngắn hơn và thủ tục đơn giản hơn nhiều lần.
4. Y tế
Một trong những lĩnh vực mà công nghệ blockchain đang chứng minh là sẽ thay đổi nhiều nhất là ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe. Các chuyên gia tin rằng nó sẽ cải thiện mọi thứ, từ lưu trữ hồ sơ bệnh nhân đến theo dõi chuỗi cung ứng.
Khi người bệnh đi khám hay xét nghiệm, mọi kết quả của họ sẽ được lưu trữ trong công nghệ blockchain, điều này giúp người bệnh bảo mật toàn bộ thông tin và chỉ số xét nghiệm của mình. Trong trường hợp người bệnh có nhu cầu chuyển viện đến bất kỳ đâu trên thế giới, họ chỉ cần truy xuất thông tin và kết quả chỉ số xét nghiệm của mình trên chuỗi blockchain, cho dù hai bệnh viện (nơi khám ban đầu và nơi chữa bệnh mới) không cùng ngôn ngữ hay sử dụng phần mềm khác nhau.
Việc này giúp người bệnh giảm thiểu chi phí xét nghiệm lại khi đến các bệnh viện mới cũng như góp phần giúp nơi tiếp nhận bệnh nhân mới có thể truy xuất tiền sử bệnh án, phác đồ điều trị hay các phản ứng phụ đối với một số thành phần của thuốc trước đây. Từ đó giúp việc chuẩn đoán và đưa ra liệu trình điều trị phù hợp, mang lại hiệu quả cao cho người bệnh.
5. Bảo vệ tài sản/Sỡ hữu trí tuệ
Tình trạng ăn cắp bản quyền là một vấn nạn đã diễn ra từ rất lâu và dường như vẫn chưa có giải pháp nào có thể giải quyết triệt để cho đến khi blockchain xuất hiện. Có lẽ, ở hiện tại, công nghệ này là giải pháp duy nhất cho vấn nạn trên.
Ngay cả khi bạn là một nhạc sĩ, bạn vẫn luôn muốn đảm bảo rằng bạn sẽ nhận được tiền bản quyền khi bản nhạc của mình được phát hành, hay chỉ đơn giản là khẳng định quyền sở hữu tài sản, công nghệ Blockchain có thể giúp chúng ta bảo vệ tài sản của mình bằng cách tạo hồ sơ không thể chối cãi về quyền sở hữu trong thời gian thực.
6. Game
Với sự gia tăng của các giao dịch mua trong trò chơi và các microtransactions*, nhiều game thủ giờ đây có kho lưu trữ khổng lồ về các thứ trên mạng được kết nối với các tài khoản khác nhau của họ. Rõ ràng, điều này tạo ra các vấn đề bảo mật. Điều gì xảy ra nếu một hacker đánh cắp nó? Điều gì xảy ra nếu máy chủ của công ty mẹ offline?
Bằng cách triển khai một blockchain, cuối cùng các game thủ sẽ có thể sở hữu những vật phẩm này và kiểm soát hoàn toàn trạng thái của chúng. Chuyển các vật phẩm trong trò chơi cho người khác cũng sẽ trở nên dễ dàng và an toàn hơn, và không ai có thể sao chép chúng một cách phi pháp.
*Microtransactions: Giao dịch mua vật phẩm ảo trong game bằng tiền thật.
7. Bỏ phiếu (bầu cử)
Do các vấn đề phức tạp trong bảo mật và gian lận bầu cử, rất ít quốc gia chuyển sang sử dụng máy bỏ phiếu điện tử (EVM).
Thật khó để phủ nhận rằng EVM làm cho việc bỏ phiếu trơ nên dễ tiếp cận hơn và do đó, thúc đẩy sự tham gia bầu cử của người dân. Tuy nhiên, hầu hết các quốc gia đều đưa ra nhận xét rằng các rủi ro lớn hơn các mặt tích cực.
Blockchain có thể cung cấp một giải pháp cho vấn đề này. Tính bất biến của blockchain có nghĩa là các vấn đề như bỏ phiếu kép, thay đổi phiếu bầu và xóa phiếu bầu sẽ bị “delete” ngay sau một đêm. Blockchain cũng sẽ loại bỏ nhu cầu kiểm phiếu và đưa ra kết quả gần như ngay lập tức sau khi các cuộc thăm dò kết thúc.
8. Bảo vệ các loài có nguy cơ tuyệt chủng
Sự nóng lên toàn cầu và môi trường sống hoang dã bị con người phá hủy đã đẩy nhiều loài động vật đến nguy cơ bị tuyệt chủng trong bốn thập kỷ qua. Đây là sự tuyệt chủng hàng loạt đầu tiên kể từ khi các loài khủng long biến mất cách đây 65 triệu năm.
Công nghệ blockchain có thể là vô giá đối với những tổ chức đang cố gắng bảo vệ các loài có nguy cơ tuyệt chủng. Một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Uganda – Care for the Uncared – đang làm việc với các chuyên gia blockchain ở London nhằm tạo ra một phương pháp mới để theo dõi và ghi lại tình trạng sức khỏe, vị trí địa lý và mô hình di cư của các loài đó.
9. Thu thuế
Trong khi blockchain cung cấp cho chúng ta sự minh bạch và có thể tự kiểm soát dữ liệu của mình thì công nghệ này cũng mang đến điều tương tự cho các chính phủ. Và điều đó ám chỉ đến một thứ duy nhất: thu thuế.
Tại Trung Quốc, các nhà chức trách hiện đang sử dụng một blockchain cho cả thuế và phát hành hóa đơn điện tử. Dự án đã được đưa ra vào năm 2017, với hóa đơn trên hệ thống blockchain đầu tiên được tạo ra vào tháng 8 năm 2018 tại một nhà hàng địa phương.
10. Bảo mật máy tính
Không có tuần trôi qua mà không có một câu chuyện về việc dữ liệu bị tấn công tại một tổ chức lớn. Công nghệ càng phức tạp đồng nghĩa với việc các hacker càng “siêu” hơn, dẫn đến một trò chơi vô tận giữa “mèo và chuột”.
Blockchain cuối cùng có thể làm cho “con mèo” chiến thắng. Công nghệ này có ba đặc điểm chính cực kỳ hữu ích đối với an ninh mạng: dữ liệu không thể bị giả mạo, phân cấp và bảo mật mật mã.
Một ví dụ về an ninh mạng dựa trên blockchain là Guardtime.
Công ty – có trụ sở tại Amsterdam – cung cấp cơ sở hạ tầng chữ ký không khóa thông qua một blockchain. Nó phân cấp tất cả các khóa mật mã, do đó làm cho chúng không bị bẻ khóa. Hầu hết các công ty thường sử dụng một hệ thống cơ sở hạ tầng khóa công khai. Các chìa khóa được duy trì bởi một cơ quan trung tâm khiến chúng dễ bị đánh cắp.
Kết luận
Còn nhiều trường hợp sử dụng thực tế khác trong cuộc sống hàng ngày và hoạt động kinh doanh của chúng ta. Tôi tin rằng khi các sản phẩm và dịch vụ ứng dụng công nghệ Blockchain bắt đầu mang lại những kết quả khả quan, Tin tôi đi, chúng ta sẽ tiếp tục thấy các ứng dụng thực tế của công nghệ được mở rộng theo cấp số nhân và chúng ta
Xem thêm: Lập Trình Blockchain? Liệu Đây Có Phải Cơ Hội Mới Cho Dân Lập Trình?
Cập nhật tỷ giá các đồng tiền số mới nhất tại đây.
(Để động viên người viết, hy vọng bác nào thấy hay thì đánh 5 sao, share, like bài này nhé)
Like fanpage Facebook của Toobit Việt Nam
Tham gia kênh Telegram của Toobit Việt Nam
Tham gia Group thảo luận tin tức của Toobit Việt Nam