IOTA là gì?
IOTA (MIOTA) là một hương hiệu mới và một phương thức giao dịch nhỏ (Micro-transaction) được tối ưu cho Internet-of-Things (IoT). Không giống như các Blockchain phức tạp và nặng nề của Bitcoin hay những nền tảng tương tự, IOTA được thiết kế với mục đích sử dụng khác. IOTA được tạo ra và tối ưu nhẹ nhất có thể, do đó cái tên “Iota” được nhấn mạnh vào phần “IoT”.
Sô lượng thiết bị được kết nối với nhau thông qua mạng lưới internet trong thời gian tới sẽ tràn ngập khắp nơi, theo ước tính sẽ có khoảng 50 tỷ thiết bị. Mỗi thiết bị được tạo ra sẽ làm cho thế giới ngày một tốt đẹp hơn và liền mạch hơn. Tuy nhiên, hiện có một vấn đề đang cần được giải quyết rất quan trọng, đó là việc xử lý giao dịch rất nhỏ (Micro-transactions) sẽ thế nào? Các kết nối IoT yêu cầu phải có khả năng tự thanh toán các chi phí nhỏ cho nhau mà không mất phí, hay nói cách khác là phải thêm phần cứng vào để tương thích. Đây chính là lý do tiền ảo IOTA ra đời.
Trong khi nó được phát triển như là một giải pháp cho các vấn đề về khả năng mở rộng đang phải đối mặt với IoT, thì giao thức cơ bản là không đồng nhất và có thể được áp dụng trong bất kỳ trường hợp sử dụng khác sử dụng các giao dịch micro-transactioin.
Để đạt được những mục tiêu táo bạo này, thiết kế của Iota đã tách rời hoàn toàn khỏi Blockchain. Nó vẫn giữ lại các ý tưởng nguyên tắc cốt lõi của blockchain đồng thuận phân tán, nhưng để có thể mở rộng quy mô của hệ sinh thái Internet-of-Things tới với hàng chục tỷ thiết bị được kết nối với nhau, nó cần phải được tối ưu rất nhẹ và hiệu quả. Vấn đề này được giải quyết bằng cách đổi mới cốt lõi IOTA: The Tangle
So sánh Tangle và Blockchain
Công nghệ Blockchain của IOTA đã giải quyết được một số vấn đề mà người anh Blockchain đi trước không làm được.
1. Điều khiển tập trung
Như lịch sử đã cho thấy, những thợ mỏ nhỏ tạo thành những nhóm lớn hơn để làm giảm sự thay đổi của phần thường nhằm có thu nhập ổn định hơn. Điều này dẫn đến tập trung (Tính toán và chính trị) trong tay một vài nhà khai thác khác và cho họ năng lực áp dụng rộng rãi các chính sác (Lọc và trì hoãn) đối với một số giao dịch nhất định. Mặc dù chưa có trường hợp chủ Pool nào thể hiện quyền lực của họ, nhưng khả năng này trong ngành công nghiệp “Khủng” này là không chấp nhận được.
2. Bảo mật bị lỗi thời
Mặc dù các máy tính lượng tử quy mô lớn không tồn tại, nhưng các công ty đã định hướng trong tương lai phải đã bắt đầu tiến hành các bước hướng tới tính năng mật mã lượng tử. Từ quan điểm bảo mật, nó có ý nghĩa hoàn hảo để giả định rằng phần cứng có khả năng nứt các thuật toán mật mã cổ điển có thể xuất hiện trong tương lai gần, vì vậy chuẩn bị là biện pháp phòng thủ duy nhất.
Không thể thực hiện được các giao dịch nhỏ
Phí giao dịch để thưởng cho các thợ mỏ phục vụ hệ thống, và nhằm giảm thiểu các công tấn công spam. Họ đã đặt một ngưỡng giao dịch tối thiểu cho một tài khoản, nếu chuyển thấp hơn sẽ không hợp lệ.
Không có khả năng phân vùng
Các loại tiền tệ mã hóa dựa trên Blockchain không thể tồn tại được trong quá trình phân chia mạng dài bởi vì điều này có thể dẫn tới sự đảo chiều của một số lượng lớn các giao dịch. Cũng không thể bắt đầu phân vùng mới trong trường hợp cần thiết. Tức là bạn không thể tạo ra một hệ sinh thái riêng cho bạn, tách biệt với hệ sinh thái đang tồn tại.
Phân biệt đối xử với người tham gia
Gần như tất cả các đồng tiền ảo hiện tại đang không đồng nhất và tách biệt rõ ràng vai trò (người giao dịch xác nhận giao dịch), các hệ thống như vậy gây ra tình trạng phân biệt đối xử không tránh khỏi, từ đó tạo ra mẫu thuẫn và làm cho chúng ta mất chi phí để giải quyết xung đột.
Bị giới hạn khả năng mở rộng
Một vài đồng tiền mã hóa bị giới hạn cứng tong số giao dịch tối đa và giới hạn này không thể bị loại bỏ bởi tính đồng thuận phi tập trung. Một số lượng giới hạn trước khi chạy đồng coin không thể nào đáp ứng được hệ thống khi nó được bặt bởi một người “phi thường”. Nếu đặt giá trị quá nhỏ số lượng người tham gia sẽ bị giới hạn, quá lớn khả năng hệ thống sẽ bị tấn công cao.
Yêu cầu cao đối với các phân cứng
Các đồng tiền điện tử phát triển dự trên cơ sơ giống như tiền Bitcoin cho phép thực hiện áp dụng vào các trường hợp khác nhau, một số khác thực hiện gần giống mô hình một ngân hàng như thêm tính năng khác. Và cả hai mô hình này đều yêu cầu phần cứng cao, phức tạp.
Giữ liệu không có giới hạn
Việc lưu trữ lại tất cả trạng thái giao dịch dẫn đến gia tăng rất nhanh dữ liệu cần lưu trữ, trong khi đó không gia tăng đáng kễ không gian lưu trữ. Tính không hiệu quả này không được khắc phục, thậm trí việc tính ngày càng phổ thông tiền mã hóa có thể làm hệ thống sụp đổ.
Tangle-Blockchain khả năng kết hợp
IOTA ra đời không tìm cách thay thế hoàn toàn Blockchain, nó chỉ hoạt động như một phần bổ sung của hệ sinh thái blockchain hiện tại, Iota hoạt động như một CSDL Oracle trên nền tảng hợp đồng thông minh (Smart contract) tương tự Ethereum và Rootstock. Ngoài ra, nó tăng cường bảo mật của Blockchain bằng cách cho phép khả năng bao gồm các trạm kiểm soát giao dịch.
Tỷ giá của đồng tiền ảo IOTA coin
Vào khoảng 9h ngày 13/6/2017, Token IOTA chính thức có mặt trên sàn giao dịch Bitfinex và có thể giao dịch trong cặp IOT/USD và IOT/BTC. Sau khi ra mắt không lâu đồng IOT đã tiến thằng vào top 10 đồng tiền ảo giá trị nhất trên Coinmarketcap. Tổng vốn hóa thị trường của IOTA hiện tại là trên 1,5 tỷ USD vượt qua DASH, Bitshares, Stratis và Monero.
Tại thời điểm Blog tiền ảo soạn bài này thì giá 1 IOT = $0.537673 và tổng vốn hóa thị trường giảm nhẹ còn $1,494,478,386 tương đương 601,604 BTC. Nếu bạn quan tâm đến đồng tiền ảo mới này thì có thể theo dõi tỷ giá IOTA được chúng tôi cập nhật theo thời gian thực (Readtime) 24/7.
Nguồn: Bitcointalk.org
Được biên dịch bởi Blog tiền ảo
Mọi sao chép xin vui lòng ghi nguồn Toobit.com.vn