Trên thị trường tiền điện tử, các thành phần tham gia cực kỳ đa dạng, từ những nhà đầu tư nhỏ lẻ đến những tổ chức đầu tư có quy mô khổng lồ. Nếu như đối với các thị trường tài chính khác, chúng ta không cảm nhận được rõ sự hiện diện của họ thì đối với cryptocurrency, chúng ta có thể dễ dàng tra cứu xu hướng di chuyển tài sản của họ thông qua phân tích on-chain.
Vậy rốt cuộc các cá mập, cá voi đó là gì? Trong bài viết, chúng ta sẽ cùng trả lời câu hỏi này và phân tích các cách mà họ nhúng tay vào để thao túng thị trường tiền điện tử nhé.
Cá voi Bitcoin là ai?
Cá voi Bitcoin là những từ dùng để chỉ những tổ chức hay cá nhân nắm giữ một lượng tài sản rất lớn. Lượng tài sản mà họ nắm giữ lớn đến nỗi có thể đủ khả năng để thao túng bất kỳ thị trường nào mà họ nhúng tay vào.
Nếu như ở những thị trường khác như vàng, bất động sản hay chứng khoán,… chúng ta không cảm nhận được rõ ràng sự hiện diện của những “tay to” này trên thị trường, thì đối với cryptocurrency, do mọi giao dịch đều được minh bạch hóa và công khai trên mạng lưới blockchain, chúng ta có thể phần nào thấy được những hành động của những cá voi này trên thị trường.
Đọc thêm: Bạn sợ BTC bị cá mập kiểm soát ! Đừng lo, hầu hết các thị trường đều bị thao túng
Chiêu trò phổ biến của cá voi Bitcoin
Chiêu trò phổ biến thường được “cá voi” sử dụng đó chính là sử dụng một lượng lớn tài sản của mình để đặt lệnh bán thấp hơn rất nhiều với các lệnh bán khác hiện có của loại tài sản đó trên thị trường.
Khi những trader thấy có một lượng lớn lệnh bán ở trong order book, họ sẽ bị ảnh hưởng bởi tâm lý và cho rằng sắp tới nhiều khả năng giá cả sẽ giảm rất mạnh. Từ đó tranh nhau bán tháo và tạo hiệu ứng dây chuyền khiến giá giảm một cách đột ngột.
Đến khi mức giá giảm gần đến mức kỳ vọng, các cá voi sẽ hủy bỏ các lệnh bán đã đặt đó và nhanh chóng thu mua lại tài sản với mức giá hấp dẫn hơn. Chiến thuật này được gọi là “Sell Wall”.
Ngược lại với “Sell Wall” bên trên là chiến thuật khác nhằm đẩy giá tài sản. Khi muốn tác động vào giá cả của một loại tài sản nào đó, các cá voi sẽ đặt các lệnh mua cao hơn với các lệnh mua khác.
Tương tự, hành động này sẽ khiến giá cả của loại tài sản đó tăng đột ngột trong một khoảng thời gian ngắn. Các nhà đầu tư nhỏ lẻ chưa có nhiều kinh nghiệm có thể dễ dàng bị FOMO và phải chấp nhận mua với mức giá cao hơn.
Đối với những thị trường khác có hành lang pháp lý đầy đủ như chứng khoán chẳng hạn, những hành động này sẽ được các cơ quan chức năng quản lý chặt chẽ. Tuy nhiên, đối với thị trường còn nhiều mới mẻ như cryptocurrency thì những hành vi thao túng như trên sẽ không bị ai cản trở.
Giải pháp cho chiêu trò của cá voi Bitcoin
Hiểu được hướng di chuyển và hành vi của các “cá voi” sẽ giúp mọi người có thể phần nào giảm thiểu rủi ro của mình trên thị trường.
Khác với những thị trường khác, nơi mà bạn không thể tài nào quan sát các hành vi của “cá voi”. Bởi vì mọi thông tin đều được công khai và minh bạch trên mạng lưới. Thế nên đối với blockchain, bạn có thể truy xét các giao dịch một cách dễ dàng.
Việc này gọi là phân tích on-chain. Trên thực tế, hiện nay có rất nhiều ứng dụng bên thứ ba giúp tổng hợp và tra cứu các dữ liệu online này, chẳng hạn CryptoQuant, Glassnode,…
Theo quan điểm cá nhân của mình, việc theo dõi xu hướng on-chain sẽ giúp chúng ta nắm rõ xu hướng di chuyển dòng tiền của “cá voi” tốt hơn. Bởi lẽ, dữ liệu on-chain được tổng hợp từ tất cả các giao dịch và rất khó để làm thao túng số liệu.
Cá voi và xu hướng di chuyển tiền điện tử phổ biến
Dưới đây là những hình thức di chuyển tài sản phổ biến của các “cá voi”.
Wallet to Exchange
Xu hướng di chuyển On-chain thường hay được chú ý đó chính là Wallet to Exchange. Chỉ báo này này giúp cung cấp cho chúng ta thông tin liên quan tới lượng tiền được chuyển vào sàn giao dịch.
Nếu trong một khoảng thời gian ngắn, có một lượng lớn Bitcoin được đẩy lên sàn giao dịch thì nhiều khả năng họ sẽ dùng số BTC để bán và sẽ khiến giá đi xuống.
Tuy nhiên, nếu có một lượng lớn USDT được chuyển từ ví lạnh lên các sàn giao dịch thì sẽ khiến giá cả có phản ứng tích cực hơn. Bởi, đây là dấu hiệu cho thấy các “cá voi” đang muốn sử dụng số USDT mà mình có để tích lũy thêm tài sản.
Exchange to Wallet
Ngược lại với xu hướng trên, nếu có một lượng BTC được chuyển từ sàn giao dịch về các ví lạnh thì giá cả sẽ có xu hướng đi lên. Bởi vì khi đã chuyển vào lưu trữ ở ví trữ lạnh thì số BTC đó sẽ không còn được lưu thông trên thị trường nữa, từ đó khiến cho nguồn cung giảm sút.
Còn nếu lượng USDT trên các sàn giao dịch bị giảm sút và chuyển về các ví lạnh thì nhiều khả năng báo hiệu một xu hướng giảm giá sắp diễn ra.
Exchange to Exchange
Sự di chuyển BTC từ sàn giao dịch này qua sàn giao dịch khác được các cá voi sử dụng để hưởng phần chênh lệch giữa các sàn với nhau.
Nếu các bạn để ý kỹ sẽ thấy giá của Bitcoin trong của các sàn thường không có sự cách biệt nào quá đáng kể. Lý do chính là bởi vì khi giá cả của các sàn có sự cách biệt lớn thì ngay lập tức sẽ có những “tay to” sử dụng bot để chuyển BTC từ sàn có giá cả thấp tới sàn có giá cao hơn để ăn chênh lệch.
Wallet to Wallet
Hầu như rất ít người để ý đến những sự di chuyển BTC từ từ này sang ví kia. Tuy nhiên đây cũng là một chỉ báo quan trọng giúp chúng ta có thể xác định xu hướng thị trường sắp tới.
Thông thường, những tổ chức lớn khi muốn thu mua một lượng lớn BTC thì họ sẽ phải giao dịch thông qua hình thức OTC để tránh tác động tới giá cả. Điều này giải thích lý do tại sao giá của BTC không biến động nhiều khi các tập đoàn lớn như Tesla, Microstrategy đang trong quá trình thu gom.
Tổng kết
Việc xác định xu hướng chuyển động của các “cá voi” là một điều vô cùng quan trọng để có giúp bảo toàn vốn cũng như gia tăng tài sản của mỗi cá nhân.
Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có quá nhiều các công cụ và chỉ báo “nhiễu” nhằm đánh lạc hướng để lấy tiền từ số đông. Thế nên, việc phân tích thật kỹ các thông tin mà mình mà mình tiếp nhận được là điều cần thiết để tránh bị đánh lừa trong thị trường.
Bài viết không phải là lời khuyên tài chính, bài viết chỉ dành cho mục đích cung cấp kiến thức và chia sẻ kinh nghiệm. Hãy xem xét và quyết định cuối cùng là ở bạn. Thanks!