Các quy định mới nhất về tiền điện tử ở châu Á: từ vòng tay rộng mở đến cấm hoàn toàn

Các quy định mới nhất về tiền điện tử ở châu Á: từ vòng tay rộng mở đến cấm hoàn toàn

Khi hầu hết mọi người nghe về việc mua Bitcoin hoặc các loại tiền điện tử khác, họ ngay lập tức nghĩ đến các sàn giao dịch lớn nhất, hầu hết đều nằm ở Châu Á. 

Ngày nay, các quốc gia như Trung Quốc và Hàn Quốc đã trở thành tâm điểm của sự đổi mới blockchain. Tuy nhiên, ở nhiều quốc gia, vẫn chưa rõ liệu tiền điện tử có được phép hay không và nếu có thì trạng thái pháp lý của chúng là gì. 

Sau đây hãy cùng BTA xem xét tình trạng pháp lý của tiền điện tử ở một số quốc gia châu Á, nơi các trung tâm tiền điện tử mới đang nổi lên và phát triển mạnh bất chấp các quy định không đồng đều.

Trung Quốc

Cho đến nay, Trung Quốc là một trong những nơi có nhiều dự án và sàn giao dịch tiền điện tử nhất, tuy nhiên, trong quá khứ tiền điện tử đã thực sự bị cấm trong một khoảng thời gian dài.

Vào năm 2017, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) tuyên bố cấm mọi hoạt động liên quan đến ICO và các sàn giao dịch tiền điện tử.

Khi đó PBoC cho biết họ có ý định loại bỏ tận gốc ngành công nghiệp tiền điện tử trong nước, đánh đồng việc bán token và huy động vốn thông qua ICO là bất hợp pháp.

Các sàn giao dịch trong nước như Huobi và OKCoin buộc phải thông báo tạm ngừng giao dịch tại Trung Quốc do quy định quá khắt khe.

Nhưng đến tháng 7 năm 2019, bước ngoặt xảy ra khi một tòa án Trung Quốc ra phán quyết rằng Bitcoin là tài sản kỹ thuật số.

Quyết định của tòa án đã đánh dấu sự thay đổi trong việc áp dụng tiền điện tử và vào tháng 10 năm 2019, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi tăng cường các nỗ lực phát triển blockchain.

Hơn nữa, PBoC cho biết họ đang ưu tiên ra mắt tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương hay còn gọi nhân dân tệ kỹ thuật số. Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc vẫn khá thận trọng trong cách tiếp cận đối với cả tiền điện tử và tài sản kỹ thuật số nói chung và hiện vẫn chưa ban hành các quy định rõ ràng về tiền điện tử.

Konstantin Anissimov, giám đốc điều hành của sàn giao dịch CEX.IO, tin rằng các sự kiện gần đây trên thế giới, chẳng hạn như đại dịch coronavirus và suy thoái kinh tế tiếp theo, có thể thúc đẩy chính phủ Trung Quốc áp dụng hợp pháp tiền điện tử.

Hiện tại, PBoC đang tiến hành các dự án thử nghiệm trong lĩnh vực tiền điện tử ở một số khu vực trong nước và đã đăng ký ít nhất một vài bằng sáng chế liên quan đến tiền điện tử.

Đáng chú ý nhất là vào tháng 7 năm 2019, một dự án mang tầm quốc gia được gọi là Mạng lưới dịch vụ blockchain (BSN), đã được chính phủ Trung Quốc hỗ trợ phát triển.

bitcoin trung quốc

BSN có mục đích hỗ trợ các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ trong việc phát triển các dự án blockchain tại Trung Quốc. Ngoài ra, BSN còn có nhiệm vụ tích hợp stablecoin và có thể trở thành nền tảng cho đồng nhân dân tệ kỹ thuật số.

Bất chấp tất cả những dấu hiệu tích cực về sự chấp nhận đối với blockchain, một số doanh nghiệp Trung Quốc vẫn không tin rằng chính phủ sẽ hợp pháp hóa tiền điện tử vì tiền kỹ thuật số không hoạt động như tiền tệ.

Yifan He, Giám đốc điều hành của Red Date Technology – một công ty công nghệ có tiếng ở Trung Quốc, nói rằng:

“Đối với Trung Quốc, bảo đảm rằng trong tương lai gần, tiền điện tử chắc chắn sẽ không được hợp pháp hóa ở quốc gia này. Cho đến ngày nay, tôi thấy tiền điện tử chỉ là một hình thức đầu tư, nó không được thiết lập để trở thành tiền tệ. Do đó Trung Quốc sẽ không hợp pháp nó”

Singapore

Cho đến nay, Singapore đối xử với tiền điện tử một cách khá cởi mở và tích cực. Các cơ quan quản lý tài chính Singapore đã ban hành nhiều quy định về tiền điện tử, mà các doanh nghiệp nếu muốn hoạt động thì phải tuân theo.

Vào tháng 1 năm 2020, Cơ quan Tiền tệ Singapore, tức ngân hàng trung ương quốc gia, đã ban hành Đạo luật Dịch vụ Thanh toán, quy định việc lưu hành tiền điện tử và hoạt động của các công ty liên quan đến tiền điện tử.

Trong đó, các doanh nghiệp tiền điện tử phải tuân thủ các quy định về phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố.

Các quy định ở về tiền điện tử ở Singapore được cho là khá ‘dễ thở’. Nếu doanh nghiệp tiền điện tử nào muốn hoạt động ở Singapore thì trước tiên phải đăng ký và sau đó xin giấy phép hoạt động.

Singapore cũng bắt đầu phát triển các dự án blockchain quốc gia. Đầu mùa hè này, Cơ quan tiền tệ Singapore đã thông báo rằng họ đã sẵn sàng thử nghiệm Dự án Ubin – một dự án thanh toán bằng blockchain đa tiền tệ.

Vào tháng 6, Ngân hàng Trung ương Singapore tuyên bố sẵn sàng hợp tác với Trung Quốc trong việc phát triển tiền điện tử riêng.

Hiện tại, Singapore có luật pháp rõ ràng liên quan đến tiền điện tử và không có luật nào cấm sở hữu, sử dụng hoặc trao đổi.

Hàn Quốc

Hàn Quốc cũng có một tầm nhìn rõ ràng về tiền điện tử, tuy nhiên, so với Singapore thì quốc gia này có vẻ như còn khá cứng rắn đối với tiền điện tử.

Các sàn giao dịch tiền điện tử trong nước được kiểm soát chặt chẽ bởi các cơ quan chính phủ, bao gồm cả Ủy ban Dịch vụ Tài chính. Ngoài ra, Bộ Kinh tế và Tài chính của nước này có thể tiến hành kiểm tra bất ngờ và toàn diện đối với các sàn giao dịch Bitcoin.

Kể từ tháng 9 năm 2017, các ICO và giao dịch ký quỹ đã bị cấm.

Vào tháng 3 năm 2020, chính phủ Hàn Quốc đã thông qua dự luật điều chỉnh các sàn giao dịch tiền điện tử trong nước. 

Chính phủ có thời hạn đến tháng 3 năm 2021 để thi hành luật. Sau khi có hiệu lực, các công ty khởi nghiệp tiền điện tử và blockchain sẽ được gia hạn sáu tháng để điều chỉnh lại các hoạt động của họ cho phù hợp với các quy tắc mới.

Dự luật này sẽ ảnh hưởng đến các sàn giao dịch tiền điện tử, các quỹ đầu tư tiền điện tử và cả ví tiền điện tử…

han quoc bitcoin

Một trong những quy định đó là các sàn giao dịch tiền điện tử và nhà đầu tư sẽ buộc phải tuân thủ tất cả các yêu cầu về báo cáo tài chính, chỉ sử dụng tài khoản ngân hàng có tên thật, tiến hành xác định người dùng như KYC và đặc biệt các sàn giao dịch thì phải có giấy chứng nhận hệ thống quản lý bảo mật thông tin.

Vào tháng 7, chính phủ Hàn Quốc đề xuất mức áp thuế đối với thu nhập từ giao dịch tiền điện tử, đặt mức thuế suất là 20%, nhưng cho đến nay, luật này vẫn chưa được thông qua.

Ấn Độ

Có thể nói mối quan hệ giữa chính phủ Ấn Độ và tiền điện tử rất phức tạp.

Lệnh cấm giao dịch tiền điện tử năm 2018 của Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) đã làm các công ty tiền điện tử trong nước gần như tê liệt, còn các sàn giao dịch tiền điện tử thì liên tiếp đưa ra thông báo đóng cửa.

Vào tháng 7 năm 2019, một đề xuất dự luật cho biết có thể sẽ phạt bất kỳ ai giao dịch tiền điện tử, với một khoản tiền phạt lớn hoặc bản án 10 năm tù.

Nhưng phép màu đã xảy ra vào tháng 3 năm 2020, Tòa án tối cao của Ấn Độ đã bất ngờ chú ý đến các đơn kiện từ các doanh nghiệp tiền điện tử. Và trải qua nhiều lần đấu tranh, thì cuối cùng lệnh cấm đã được dỡ bỏ.

Một số sàn giao dịch ngay lập tức nắm bắt cơ hội để bắt đầu giao dịch trở lại. Tuy nhiên, tình hình vẫn còn khá mơ hồ, vì cho đến nay thì Ấn Độ vẫn chưa ban hành quy định rõ ràng nào về tiền điện tử, các công ty hay sàn giao dịch tuy đã hoạt động trở lại nhưng tâm trí họ vẫn luôn lo sợ sẽ bị đóng cửa một lần nữa.

Chính phủ Ấn Độ có thúc đẩy việc tạo ra một khuôn khổ pháp lý cho sự phát triển của ngành công nghiệp này hay không thì vẫn đang là một dấu chấm hỏi.


Hiện tại, việc giao dịch hay sở hữu tiền điện tử tại Việt Nam không bị cấm. Nhưng tuyệt đối không được sử dụng tiền điện tử để rửa tiền và tài trợ cho các hoạt động phạm pháp…


Cập nhật giá tiền điện tử nhanh nhất 24/7 tại đây:
https://blogtienao.com/ty-gia/

Nếu bạn chưa có tài khoản Binance thì đăng ký tại đây nhé: https://blogtienao.com/go/binance

Xem thêm:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM