Chỉ số RSI là gì? Tìm hiểu chi tiết chỉ báo Relative Strength Index

Chỉ số RSI

RSI là gì?

RSI (Relative Strength Index) tiếng Việt là chỉ số sức mạnh tương đối. Nó là một chỉ số được dùng trong phân tích kỹ thuật.

Đây là một công cụ hữu ích trong và được áp dụng trong giao dịch: chứng khoán, ngoại hối hay thậm chí là tiền điện tử. Với chỉ báo này bạn sẽ biết được tín hiệu tăng hoặc giảm giá.

Chỉ báo được phát triển bởi một kỹ sư cơ khí J. Welles Wilder năm 1978.

Chỉ báo RSI cho chúng ta biết điều gì?

Đầu tiên chúng ta cùng xem qua công thức của RSI đã nhé!

RSI = 100 – [100 / ( 1 + (Thay đổi trung bình giá tăng / Thay đổi trung bình giá xuống) ) ]

Từ công thức này chúng ta thấy được chỉ báo thể hiện sự tương quan giữa bên mua và bên bán. Chỉ báo RSI được thể hiện từ mức 0-100 và mức cân bằng sẽ là 50.

Ngoài ra, bạn còn biết được vùng quá mua nếu chỉ số vượt mức 70 (bên mua chiếm ưu thế) và quá bán nếu chỉ số dưới mức 30 (bên bán chiếm ưu thế).

Có nghĩa là khi chỉ số RSI vượt 70 thì giá có thể sẽ quay đầu và giảm. Khi nằm RSI dưới 30 thì thể hiện lực bán đã suy giảm và có khả năng giá sẽ tăng trở lại.

Cách sử dụng chỉ báo RSI

Cách truyền thống và cơ bản nhất để sử dụng RSI chính xem xét bán ra khi chỉ số vượt 70 và mua vào khi chỉ số dưới 30.

Nhưng cách này thường không hiệu quả lắm. Vì nếu dễ vậy thì làm gì có người đu đỉnh đúng không nào.

Còn môt cách đợn giản nữa chính là sử dụng mức 50. Trong một thị trường uptrend (thị trường tăng) RSI sẽ giao động khoảng từ 40-90 với vùng 40-50 là hỗ trợ. Còn trong một thị trường giảm thì RSI sẽ giao động từ 10-60 với vùng 50-60 là kháng cự.

Ngoài ra còn nhiều cách để dùng chỉ báo này ngoài những cách mà mình đã nói ở trên. Để biết thì cùng Blogtienao tìm hiểu tiếp nhé!

Vùng quá bán và vùng quá mua

RSI phân kỳ thường

Đối với phân kỳ thì cũng có 2 được chia ra làm 2 loại: phân kỳ dương (Bullish Divergences) và phân kỳ âm (Bearish Divergences).

Bullish Divergences

Phân kỳ tăng được tạo ra khi đáy RSI tạo đáy sau cao hơn đáy trước (higher low) và giá tạo đáy sau thấp hơn đáy trước (lower low).

Nó cho thấy đà tăng và là dấu hiệu để bạn có thể mua vào hoặc mở một vị thế long.

RSI phân kỳ tăng

Bearish Divergences

Phân kỳ giảm được tạo ra khi đáy RSI tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước (lower high) và giá tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước (higher high).

Nó có thể hiện một đà giảm xuất hiện nên bạn có thể xem xét bán ra hoặc mở một vị thế short.

RSI phân kỳ giảm

RSI phân kỳ kín

Lúc này mình đã nói về phân kỳ thông thường như bạn đã thấy kết quả thường là đảo chiều từ giảm thành tăng hay từ tăng thành giảm.

Nhưng sau đây mình sẽ cho mọi người về phân kỳ ẩn. Giá sẽ tiếp tục xu hướng tăng hoặc xu hướng giảm.

Để nhận biết loại này thì nó cũng sẽ có 2 loại phân kỳ kín tăng (Bullish hidden divergences) và  và phân kỳ kín giảm (Bearish hidden divergences).

Phân kỳ kín tăng

Phân kỳ kín tăng được tạo ra khi RSI tạo ra đáy sau thấp hơn đáy trước (lower low) và giá tạo ra đáy sau cao hơn đáy trước (higher low).

Khi bạn nhận ra được tín hiệu này là bạn sẽ biết giá sẽ tiếp tục xu hướng tăng.

Chỉ báo RSI phân kỳ kín tăng

Phân kỳ kín giảm

Phân kỳ kín giảm được hình thành khi chỉ số RSI tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước (higher high) và giá tạo ra đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước (lower high).

Đây là tín hiệu mà chỉ báo cúng cấp rằng giá sẽ tiếp tục xu hướng giảm.

Chỉ báo RSI phân kỳ kín giảm

Vẽ trend line cho chỉ số RSI

Chúng ta thường vẽ đường xu hướng trendline cho giá đúng không nào! Nhưng bây giờ chúng ta đã biết về chỉ báo Relative Strength Index thì cũng có thể vẽ trendlin

Vẽ trend line cho chỉ babo1 RSI

Đặt các mô hình vào chỉ số RSI

Các mô hình thường được áp dụng cho giá như: mô hình 2 đỉnh (đáy), nêm, cup and handle,… Bạn có thể áp dụng cho chi báo RSI nữa nha.

Hướng dẫn sử dụng thiết lập chỉ số RSI trên Tradingview

Tradingview là một công cụ hữu ích giúp bạn phân tích kỹ thuật một cách dễ dàng. Những hình mình vẽ này giờ đều là trên Tradingview đó.

Bước 1: Tạo một tài khoản Tradingview và chọn cặp giao dịch

Nếu bạn chưa biết tạo như thế nào thì có thể tham khảo bài viết về Tradingview này nha.

Bước 2: Chọn loại tài sản bạn muốn giao dịch

Bạn chọn loại tài sản bạn mua giao dịch bằng cách điền tên hoặc mã của nó vào ô Search Ticker phía trên cùng. Ở đây mình chọn là Bitcoin để giao dịch.

Sau khi đã chọn thì bạn nhấn vào nút Full featured chart để có thể dùng các chức năng của nó.

Chọn tài sản giao dịch

Bước 3: 

Bạn chọn Indicators hoặc bấm nút “/“. Tiếp đến bạn search RSI rồi tìm tới Relative Strength Index. Bạn chỉ cần click vào đấy là xong.

Để vẽ giống như các hình mình đã trình bài ở trên thì bạn dùng thanh công cụ bên trái để vẽ nha.

Thiết lập chỉ báo RSI trên Tradingview

Những điều cần lưu ý

Chỉ báo cũng chỉ là một công cụ trợ giúp trong giao dịch vì nên chúng ta không nên tin tưởng tuyệt đối 100% vào nó. Đặc biệt là chi chúng ta chỉ sử dụng một chỉ báo duy nhất.

Khi thị trường có xu hướng tăng hoặc giảm mạnh.

Lời kết

Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu rõ hơn về chỉ số RSI cũng như cách sử dụng chúng rồi nhé! Nếu có gì thắc mắc bạn hãy bình luận phía dưới nha.

Đừng quên like, share và đánh giá 5 sao giúp Blogtienao nếu bạn thấy bài viết bổ ích nhe!

Chúc mọi người thành công!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM