Công nghiệp 4.0 là gì? Blockchain ở vị thế nào trong cuộc cách mạng 4.0 này?

Trong những ngày qua, chúng ta đã được nghe rất rất nhiều về câu hỏi gọi là công nghiệp 4.0 là gì, Blockchain là cái quỷ quái gì? Và cụm từ này cũng đã được nhắc đi nhắc lại rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hứa hẹn làn sóng đầu tư và cải cách mang tầm vĩ mô nhằm đưa Việt Nam phát triển nhanh hơn nữa…Nói thì rất dễ nhưng để hiểu thì chắc sẽ có nhiều người chưa hiểu rõ. Vì thế, Blogtienao sẽ giúp các bạn tìm hiểu về khái niệm này và tìm hiểu thêm Blockchain có liên quan gì, ở vị thế nào trong cuộc cách mạng này.

Khái Niệm Công Nghiệp 4.0 Là Gì

Công nghiệp 4.0 (cách mạng công nghiệp lần thứ 4) là nền công nghiệp mà ở đó, con người lập trình ra các ứng dụng để kết nối các hệ thống, các bộ máy sản xuất thông minh,… nhằm tạo ra sự hội tụ giữa công nghiệp, kinh doanh, sản xuất, các quy trình quản lý bên trong. Nói nôm na cho dễ hiểu đó là máy móc tự biết suy nghĩ, tự vận hành để tạo ra các lợi ích vụ thể của từng lĩnh vực trong xã hội.

Trong năm nay, chúng ta nghe khá nhiều về 4.0, vậy những năm trước là gì, 1.0 là gì,…Có lẽ tôi sẽ giới thiệu sơ qua để các bạn dễ hình dung. Cách mạng công nghiệp đầu tiên (1.0) là việc sử dụng năng lượng nước, hơi nước để cơ giới hoá sản xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra tiến bộ hơn khi sản xuất ra điện năng và dùng điện năng áp dụng vào sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần 3 là sự phát triển vượt bậc của điện tử và công nghệ thông tin và từ đó tự động hoá sản xuất. Vì thế, Cuộc cách mạng công nghiệp lần 4 chính là thành quả từ sự tiến bộ của lần 3 khi mà nó kết hợp các công nghệ lại với nhau để tự động hoá, mang lại hiệu quả cao nhất nhằm phục vụ cho tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống xã hội.

Vậy yếu tố cốt lõi của cuộc CMCN 4.0 là gì ? Đó là : Dữ Liệu Lớn (Big Data), Trí tuệ nhân tạo (AI), và Vạn Vật Kết Nối – Internet of Thing (IoT). Thiếu một trong ba thì sẽ không có cuộc CMCN 4.0. Hiện tại thì CMCN đang diễn ra ở hầu hết các nước phát triển như : Mỹ, Châu Âu, và vài nước ở Châu Á, họ tập trung phát triển để tạo ra những bước nhảy vọt trong nông nghiệp, thuỷ sản, y dược, môi trường, năng lượng, hoá học, vật liệu,…

Chúng ta sẽ đi tìm hiểu từng cái một nhé !

Vạn Vật Kết Nối – Internet of Thing (IoT)

Tại sao kết nối vạn vật là một trong những cái không thể thiếu? Ngày xưa, để quản lý sản xuất, con người thường vận hành máy móc một cách thủ công, nên hiệu suất công việc và độ chính xác chưa được tối ưu nhất có thể, như việc sản xuất 1 quả trứng, sẽ trải qua biết bao nhiêu quy trình thủ công, các máy móc riêng biệt vận hành bởi con người, Vì thế sẽ cần 1 công nghệ giúp kết nối tất cả thiết bị công nghệ lại với nhau, ở đây, các thiết bị sẽ gắn mọi nơi cần thiết trong quy trình sản xuất ra quả trứng gà, sẽ giúp cho quy trình xử lý dễ dàng, nhanh hơn, và độ chính xác cực cao. Khi thông tin IoT tạo ra trở thành đầu vào cho các thiết bị khác, công nghệ này sẽ tiến tới giúp và dần thay thế con người trong quá trình vận hành máy móc, đẩy quá trình tự động hoá lên tầm cao mới.

Trí Tuệ Nhân Tạo (AI) và Dữ Liệu Lớn (Big Data)

Hai vấn đề này liên quan là vì sao, không chỉ tạo ra thông tin, trí tuệ nhân tạo đang dần thay thế con người trong việc ra những quyết định với năng lực xử lý số lượng cực lớn các thông tin, làm việc không ngừng nghỉ, tự động, không cảm xúc thiên vị, và hầu như rất ít sai xót. Hiện nay, có rất nhiều dữ liệu lớn (big data) nếu xử lý bằng cách thức cũ, bằng đội ngũ con người, thì việc xử lý rất chậm chạp, hiệu quả thấp, và dẫn dễ đến sai xót. Ví dụ : Hàng triệu bản tin, video khiêu khích, vi phạm chính sách trên facebook và google được đăng lên mỗi ngày, và đây cũng là vấn đề nhức nhối hàng đầu hiện nay của 2 tập đoàn này, Việc xử lý tay chân sẽ mất rất nhiều thời gian, vì thế Sự kết hợp của Trí Tuệ Nhân Tạo trong việc xử lý dữ liệu lớn là hết sức cần thiết.

Sức mạnh của Trí Tuệ nhân tạo phụ thuộc vào các yếu tố sau :

  • Khối lượng thông tin khổng lồ trong các lĩnh vực (gọi là Big Data)
  • Sự kết nối của mạng máy tính (nhiều máy tính kết nối để xử lý, cứ hình dung là các neuron thần kinh trong não con người kết nối để xử lý vấn đề)

Sự hạn chế của AI hiện tại là do đang trong giai đoạn phát triển, AI đang còn kém thông minh, và phải làm việc kiểu như cần cù bù thông minh thông qua việc xử lý lớn các dữ liệu. Do đó, việc kết nối, lưu trữ, tổ chức thông tin cũng hết sức cần thiết (hiểu nôm na là các dữ liệu liên quan sẽ được kết nối, lưu trữ và khi AI cần truy cập là có thông tin…)

Vậy, Blockchain đóng vai trò gì trong cuộc CMCN 4.0 này? Nếu ai chưa biết về blockchain thì đọc lại bài này trên blogtienao nhé (xem thêm : Blockchain là gì?). Ba yếu tố kể bên trên, cần nhiều thời gian để hoàn thiện, cũng như cần nhiều thiếu xót cần phải nâng cấp, do đó dẫn đến sự ra đời của Blockchain. Blockchain sẽ là mảnh ghép cho những chắp vá bên trên vì :

  • Những dữ liệu sẽ hoàn toàn minh bạch và rất khó bị sửa đổi (vẫn có trường hợp sửa đổi, các bạn có thể đọc bài cuộc tấn công 51%…). Ví dụ cuộc bỏ phiếu bầu cử, dữ liệu đó khi áp dụng bằng blockchain sẽ không thể sửa đổi, và mọi người có thể kiểm tra rõ ràng phiếu bầu đó của ai do ai…Và không có 1 cơ quan nào có thể sửa đổi được nhằm tránh gian lận bầu cử. Và những thông tin này sẽ là dữ liệu cho AI hoạt động, con người có thể kiểm tay, nhưng AI chỉ cần 1 nốt nhạc là xong hết.
  • Sự ra đời của Hợp đồng thông minh. Một ví dụ để áp dụng hợp đồng thông minh là sự kết hợp giữa điện toán phân tán với AI. Với các hoá đơn của bạn như tiền điện, tiền nước, sẽ không có việc nhân viên phải đến tận nơi để kiểm tra chỉ số điện nước đã sử dụng và sau đó đến từng nhà thanh toán. Trong khu vườn của một ngôi nhà thông minh, bạn dùng cảm biến khu vực để đoán biết thời tiết và bạn phải thanh toán tiền cho dịch vụ thời tiết đó, khi đó bạn không thể làm việc đó bằng tay được, tốn rất nhiều thời gian công sức khi mà có hàng trăm ngàn giao dịch nhỏ nhỏ đó mỗi ngày. Và với hợp đồng thông minh, khi nhận được thông tin thanh toán, thông tin đó sẽ được đưa lên blockchain, và minh bạch rõ ràng, không thể sửa đổi. Và khi đó lệnh tưới cây được kích hoạt, sẽ giúp cho các hoạt động của bạn trở nên nhanh và dễ dàng hơn.
  • Cái hay ở Blockchain nữa là nó có thể hoạt động 24/24, không ai có thể đánh sập nó (nói chứ vẫn có khả năng nhưng cực kỳ thấp). Ví dụ như hệ thống bitcoin, muốn nó sụp thì hàng triệu máy tính phải đồng loạt sụp (tắt) cùng lúc thì bitcoin mới sụp. Ai đã từng xem bộ phim mạng lưới chắc sẽ hiểu điều này.

Kết Luận

Sẽ đến lúc CMCN 4.0 thành công, ở đó, máy móc sẽ vận hành thay thế con người trong nhiều lĩnh vực, IoT ghi lại các hoạt động của con người, AI học cách suy nghĩ giống con người. (nghe giống giống trong một vài phim đã từng công chiếu) Nhưng đó là sự thật, xã hội sẽ ngày càng phát triển, và chúng ta sẽ phải thích nghi hơn với công nghệ mới này, chứ không sẽ bị tụt hậu lại phía sau. Qua bài viết, Blogtienao đã giới thiệu căn bản cho các bạn biết CMCN 4.0 là gì, những cuộc CMCN trước đây là gì, những yếu tố quan trọng trong cuộc cách mạng là gì, và blockchain có vai trò gì trong cuộc cách mạng này. Để bắt kịp xu thế thì chúng ta phải không ngừng học hỏi, cố gắng để tiến bộ. Chúc các bạn thành công, nếu bạn có bất kỳ ý kiến hay góp ý hay đánh giá nào vui lòng comment bên dưới nhé. Bài tiếp theo có lẽ Blogtienao sẽ đi sâu về định nghĩa Big Data là gì, Trí Tuệ Nhân Tạo là gì, Vạn Vật Kết Nối IoT là gì và những ví dụ cụ thể hơn, rõ ràng hơn, Mong độc giả Blogtienao ủng hộ nhé !

Tác Giả : Tuấn Phạm

 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM