Dự đoán về BTC, ETH và các chủ đề liên quan – Nghiên cứu tháng 04/2023 của Bitget

Sàn giao dịch Bitget gần đây đã có một nghiên cứu về tổng quan thị trường, hướng đi của BTC cùng bản nâng cấp Shapella của Ethereum và đưa ra dự phóng cho quãng thời gian sắp tới

Giá của Ethereum sẽ về đâu vào cuối năm 2023?

Giá của ETH phần lớn đại diện cho xu hướng giá trị của thị trường tiền điện tử tổng thể, có thể nói giá của ETH có một mối liên quan mật thiết đến tình hình kinh tế vĩ mô cũng như sự thịnh vượng chung của thế giới tiền điện tử.

Sau khi thành công hoàn tất The Merge (Hợp Nhất) và Shanghai Upgrade (Nâng cấp Thượng Hải), nguồn cung của ETH đã giảm gần 100,000 coin. Chúng ta cũng có thể thấy tốc độ giảm phát đã gia tăng gần đây khi nguồn cung ETH giảm 12,900 coin chỉ trong 7 ngày qua. Sự giảm phát của ETH cùng mức độ bảo mật mạng lưới ngày một tăng đều cho thấy tiềm năng tăng giá vô cùng lớn trong dài hạn.

Hiện tại, xác suất Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ tăng lãi suất 25 điểm cơ bản trong tháng 5 đã được nâng lên trên 80%, đây được cho là lần tăng lãi suất cuối cùng. Tuy nhiên, nếu nhìn lại 20 năm qua, mỗi khi chu kỳ tăng lãi suất kết thúc, thị trường chứng khoán Mỹ lại sụt giảm nghiêm trọng do suy thoái kinh tế, thế giới tiền điện tử cũng có khả năng sẽ bị ảnh hưởng bởi sự kiện này, kéo theo một giai đoạn giảm giá của ETH.

Tóm lại, từ nay đến cuối năm 2023, giá ETH có thể có xu hướng giảm rồi tăng lên dưới tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô, với xu hướng chung là tăng và khó có khả năng quay trở lại mức thấp nhất của năm ngoái. Nếu đánh giá một cách thận trọng, giá của ETH vào cuối năm 2023 có thể nằm trong khoảng từ 2,000 USD đến 3,000 USD, nhưng điều này sẽ phụ thuộc vào tình hình kinh tế thực tế và các yếu tố khó lường khác.

Giá của Bitcoin trước và sau halving năm 2024 sẽ như thế nào?

Các yếu tố chính ảnh hưởng đến giá BTC là sự thổi phồng và kỳ vọng xung quanh các sự kiện halving (giảm một nửa phần thưởng Bitcoin trong mỗi khối) trước đây, môi trường vĩ mô toàn cầu và sự phát triển của hệ sinh thái tiền điện tử.

(1) Kỳ vọng của nhà đầu tư: Lần halving tiếp theo của Bitcoin dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 4 hoặc tháng 5 năm 2024, sau sự kiện này mỗi khối sẽ tạo ra phần thưởng 6.25 BTC. Với 19.35 triệu BTC hiện đang lưu hành và chỉ còn 1.65 triệu BTC đang chờ khai thác, dự kiến sự kiện halving sắp tới sẽ thu hút được nhiều sự chú ý. Kỳ vọng của các nhà đầu tư về giá BTC sẽ dẫn đến những biến động đáng kể đối với giá của đồng tiền điện tử này. Trong các sự kiện halving trước đó vào năm 2012 và 2016, số lượng nhà đầu tư nắm giữ BTC không đáng kể và chỉ một số ít người có thể ảnh hưởng đến giá trị của nó. Tuy nhiên, khi nhiều cá nhân, tổ chức đã dần trở nên quen thuộc với BTC và sự quan tâm dành cho đồng tiền điện tử này đã gia tăng thì Bitcoin halving đã trở thành một sự kiện tích cực quan trọng nhất đối với BTC, sự phấn khích sẽ tuân theo các quy tắc của thị trường tài chính phát triển. Một năm trước khi sự kiện halving diễn ra, hoạt động đầu cơ có thể đẩy giá BTC lên cao. Khi halving đến gần, giá có thể giảm và một số người dùng sẽ bán số BTC của mình. Sau halving, giá của BTC có thể tiếp tục tăng, tùy thuộc vào cả chu kỳ kinh tế toàn cầu và chu kỳ của chính BTC.

(2) Môi trường vĩ mô toàn cầu: Vào năm 2020, do đại dịch COVID-19, Cục Dự trữ Liên bang bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ của mình, kết hợp cùng các khái niệm như halving lần thứ ba của BTC và mùa hè DeFi, giá của BTC cuối cùng đã chạm mốc 69,000 USD. Tuy nhiên, chính việc phát hành tiền quá mức và nới lỏng chính sách tiền tệ là động lực chính khiến giá BTC tăng mạnh. Do đó, các điều kiện tài chính bên ngoài và chu kỳ thị trường có tác động rất lớn đến giá của BTC, đặc biệt là khi có nhiều tổ chức, quỹ và cá nhân ngày một đầu tư nhiều hơn vào đồng tiền này. Với sự kiện halving lần thứ tư đang đến gần trong khoảng một năm sắp tới và Mỹ sắp kết thúc chu kỳ tăng lãi suất của mình, nếu môi trường lãi suất cao được duy trì, điều này có thể dẫn đến nguy cơ suy thoái kinh tế, thắt chặt thanh khoản và tác động tiêu cực đến giá của BTC. Tuy nhiên, nếu chu kỳ lãi suất có dấu hiệu giảm, giá BTC sẽ có những tín hiệu tích cực.

(3) Sự phát triển của hệ sinh thái tiền điện tử: Hiện tại, BTC đã có được chức năng phòng hộ rủi ro tương tự như vàng trong thời kỳ khủng hoảng ngân hàng quốc tế. Khi nhu cầu dự trữ, các chức năng thanh toán và hệ sinh thái của BTC, bao gồm Lightning Network cùng BTC Layer2 trở nên phổ biến và tiếp tục phát triển trong tương lai, điều này sẽ thúc đẩy tính ổn định về giá trị của BTC hơn nữa.

(4) Kể từ mức giá cao nhất 69,000 USD, BTC đã giảm xuống còn 15,400 USD và tăng 100% trở lại mốc 31,000 USD. Nếu có thể tiếp tục duy trì đáy trong khoảng từ 22,000 USD đến 26,000 USD trước sự kiện halving, thì giá cao nhất của BTC trước sự kiện này dự kiến có thể đạt từ 40,000 USD đến 43,000 USD.

Giá của Bitcoin sẽ về đâu vào cuối năm 2023?

Hiện tại có hai phương pháp định giá chính cho Bitcoin, một là phương pháp định giá theo Luật Metcalfe và thứ hai là phương pháp định giá theo Tỉ lệ giá trị trên giao dịch mạng (NVT – Network Value-to-Transaction (NVT) Ratio).

Luật Metcalfe do George Gilder đề xuất vào năm 1993 liên quan đến giá trị của mạng lưới và sự phát triển của công nghệ mạng. Nội dung chính trong luật này là giá trị của mạng bằng bình phương số nút trong mạng và giá trị của mạng tỉ lệ thuận với bình phương số người dùng được kết nối. Số lượng người dùng Bitcoin có thể được thay thế bằng số lượng địa chỉ Bitcoin duy nhất. Luật Metcalfe ghi nhận giá trị lâu dài của token bằng cách đo lường số lượng người dùng.

Chuyên gia phân tích tiền điện tử Willy Woo đã đề xuất rằng Tỉ lệ giá trị trên giao dịch mạng (NVT) có thể được sử dụng để mô phỏng tỷ lệ giá trên thu nhập (P/E) trong thị trường tiền điện tử. Tỉ lệ NVT được định nghĩa là tỉ lệ của giá trị mạng (ví dụ: giá trị thị trường của token) trên khối lượng giao dịch USD trong 24 giờ qua.

Hạn chế của Tỉ lệ NVT là thuật ngữ này giả định rằng giá trị cơ bản của tiền điện tử chỉ đến từ chức năng hoạt động như một phương tiện trao đổi, được biểu thị bằng tốc độ lưu thông của token. Tỉ lệ NVT không phải là một công cụ hiệu quả để phát hiện trước các bong bóng giá. Thay vào đó, phương pháp này phù hợp hơn cho việc xác định sau cùng về các sự sụp đổ và hợp nhất giá.

Theo dữ liệu từ CryptoQuant, cả hai phương pháp hiện đang ở mức tương đối thấp sau khi hoàn thành các đáy và hiện đang tăng giá hàng ngày. Rất có khả năng Bitcoin sẽ dao động trong khoảng từ 20,000 USD đến 35,000 USD vào cuối năm nay.

Điều gì sẽ xảy ra sau sự giảm phát của ETH? 

Dữ liệu dựa trên ngày 11 tháng 4 năm 2023 GMT+8)

Giảm phát ETH là kết quả đến từ việc hợp nhất Ethereum, là sự kết hợp giữa execution layer (lớp thực thi) và consensus layer (lớp đồng thuận) của Ethereum, một lớp cơ sở hạ tầng blockchain hỗ trợ tài chính, NFT, trò chơi và các hoạt động kỹ thuật số khác trong ngành công nghiệp tiền điện tử. Để duy trì tính phi tập trung và bảo mật của mạng Ethereum đồng thời nâng cao hiệu quả và giảm chi phí, các nhà phát triển cỗi lõi của Ethereum đã xây dựng một lộ trình giải pháp bao gồm sáu giai đoạn: The Merge (Hợp nhất), the Surge (Tăng Trưởng), the Scourge (Rủi Ro), the Verge (Giới Hạn), the Purge (Thanh Lọc) và the Splurge (Bùng Nổ).

Quá trình nâng cấp The Merge (Hợp Nhất) đã hoàn tất vào ngày 13/09/2022, kết thúc cơ chế đồng thuận bằng chứng công việc (PoW) ban đầu của Ethereum và thay thế bằng cơ chế đồng thuận bằng chứng cổ phần (PoS). Sau khi hợp nhất, Ethereum hoạt động như một blockchain duy nhất với hai layer: execution layer xử lý các giao dịch Ethereum và truyền chúng đến các phần khác của mạng, consensus layer chạy thuật toán đồng thuận PoS của Ethereum và xử lý giải quyết giao dịch và kết quả cuối cùng.

Theo cơ chế đồng thuận PoW ban đầu, tỉ lệ lạm phát hàng năm của Ethereum vào khoảng 3.25%. Tuy nhiên, với việc chuyển sang cơ chế đồng thuận PoS, các trình xác thực sẽ thay thế các thợ khai thác chịu trách nhiệm vận hành Ethereum, dẫn đến việc giảm đáng kể số lượng ETH mới được đúc ra và đưa Ethereum vào lộ trình giảm phát.

Giảm phát của ETH đã làm giảm nguồn cung thị trường của đồng tiền này. Sau khi hợp nhất, nguồn cung ETH đạt mức cao nhất với số lượng vào khoảng 120.6 triệu coin và giảm dần kể từ đó. Trong 208 ngày kể từ khi hợp nhất, nguồn cung ETH đã giảm đi khoảng 83,000 coin. Theo mô phỏng bằng chứng công việc, số lượng lưu hành của ETH có thể sẽ tăng thêm 2.33 triệu. Mặc dù thị trường tiền điện tử vẫn đang trong chu kỳ giảm giá sau khi Ethereum hợp nhất, các hoạt động nói chung đã thấp hơn đáng kể so với nửa đầu năm 2022, phí gas theo EIP-1559 cũng ở mức thấp nhất. Tuy nhiên, việc giảm 99.99% lượng phát hành ETH theo cơ chế đồng thuận PoS đã có những tác động đáng chú ý, cho thấy một sự thay đổi đáng kể trong mô hình kinh tế của ETH. Giảm phát đã hỗ trợ giá trị của ETH, đồng thời giảm áp lực bán và có thể có tác động tích cực đến giá.

Nguồn dữ liệu: https://ultrasound.money/

Ngày trích xuất dữ liệu: 11 tháng 4 (GMT+8)

Nhu cầu bền vững đối với hệ sinh thái Ethereum cũng góp phần vào sự giảm phát của ETH. Tổng giá trị tài sản bị khóa trong hệ sinh thái Ethereum rơi vào khoảng 30.66 tỉ USD, mặc dù đã giảm hơn 70% so với mức cao nhất là 110.9 tỉ USD, nhưng vẫn còn đó nhu cầu đáng kể đối với ETH từ nhiều ứng dụng DeFi, NFT, GameFi, Metaverse và SocialFi được xây dựng trên Ethereum. Ví dụ, có nhiều DEX đã và đang xử lý giao dịch hàng ngày với khối lượng hơn 2 tỉ USD, cùng số lượt truy cập hàng tháng đạt 85.02 triệu theo dữ liệu của Coingecko. Khi Ethereum tiếp tục mở rộng quy mô và nhiều dự án đột phá xuất hiện cùng số lượng người dùng mới dự kiến sẽ tham gia vào ngành, điều này sẽ tạo động lực giảm phát liên tục cho ETH.

Nguồn dữ liệu: https://defillama.com/chain/Ethereum

Ngày trích xuất dữ liệu: 11 tháng 4 (GMT+8)

Các hệ sinh thái L2 cũng đang phát triển mạnh mẽ, ví dụ như token ARB của Arbitrum, Base L2 của Coinbase và ZK L2 từ Polygon, zkSync, Consensys và Starknet. Theo dữ liệu của Defillama, khối lượng giao dịch trong 7 ngày của Arbitrum đạt 2.77 tỉ USD, chiếm 46% trong 5.95 tỉ USD khối lượng giao dịch trong 7 ngày của Ethereum, cho thấy một sự tăng trưởng đáng kể. Sau Arbitrum, một chuỗi công khai khác có mức tăng trưởng TVL đáng kể không kém chính là là zkSync Era, với TVL hơn 100 triệu USD trong vòng chưa đầy một tháng ra mắt, tăng 114% trong bảy ngày qua. Số địa chỉ nạp của các cầu nối chuỗi chéo liên quan đã vượt qua con số 360,000.

Khi hệ sinh thái L2 phát triển và các token L2 được ra mắt, nhu cầu về ETH cũng sẽ tăng lên, điều này có thể thúc đẩy sự tăng trưởng giá trị của ETH hơn nữa.
Nhìn chung, thị trường tiền điện tử hiện tại có thanh khoản mang tính hợp nhất cao và xu hướng giá trong tương lai vẫn chưa có gì chắc chắn. Là một tài sản giảm phát, triển vọng của Ethereum vẫn chủ yếu phụ thuộc vào việc sử dụng mạng lưới. Khi Ethereum tiếp tục mở rộng quy mô và nâng cấp theo lộ trình, việc giảm phát liên tục sẽ thúc đẩy sự phát triển lành mạnh đồng thời tạo một mức hỗ trợ tốt cho giá ETH.

Chủ đề về Shapella upgrade

Shapella Upgrade sẽ ảnh hưởng đến Ethereum như thế nào? 

Shapella Upgrade là bản nâng cấp quan trọng nhất đối với Ethereum sau The Merge diễn ra vào tháng 9 năm 2022. Bản nâng cấp này bao gồm Shanghai Upgrade và Capella Upgrade, cho phép staker rút phần thưởng staking và tài sản thế chấp 32 ETH ban đầu của mình.
Sau khi chức năng rút tiền được mở, có hai yếu tố tác động chính đến giá của Ethereum bao gồm:

Đầu tiên, phần thưởng staking mà các nhà đầu tư nhận được rơi vào khoảng 1 triệu ETH, tương đương với 1.77 tỷ USD tính theo giá ngày 30/03. Sau khi nâng cấp, mỗi khối có thể xử lý tối đa 16 giao dịch rút tiền. Hiện tại, Ethereum tạo ra một khối mỗi 12 giây và có 7,200 khối được tạo ra mỗi ngày, có thể xử lý đến 115,200 giao dịch rút tiền. Hiện tại có 562,000 trình xác thực trên Ethereum và sẽ mất khoảng 4.88 ngày để xử lý tất cả các giao dịch rút tiền liên quan đến phần xác thực này. Điều này có nghĩa là số ETH trị giá khoảng 1.77 tỉ USD sẽ được mở khóa sau 4.88 ngày kể từ khi Shapella Upgrade hoàn tất, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá của ETH.

Thứ hai, các staker sẽ rút số ETH đã stake của mình. Tổng số Ethereum đã stake hiện tại là 18 triệu và việc rút tất cả số ETH đã stake sẽ có yêu cầu về thời gian rút và thoát. Giả sử rằng mỗi nhà xác thực có 32 ETH, 57,600 ETH sẽ được đưa vào thị trường mỗi ngày trong 11 ngày đầu tiên và 50,400 ETH sẽ được đưa vào thị trường mỗi ngày trong 41 ngày tiếp theo. Số ETH này có thể chủ yếu đến từ những người dùng đã stake ở mức giá cao, còn tỉ lệ người dùng tham gia stake và mở khoá ở mức giá thấp là tương đối nhỏ. Theo thời gian, số lượng ETH đẩy vào và thoát ra cũng như giá của ETH sẽ tự cân bằng. Tuy nhiên, nhìn chung, sau Shapella Upgrade, số ETH bị hủy stake có thể gây áp lực nhất định lên giá của coin này.

Liệu có nên chờ ETH giảm giá sau giai đoạn rút ETH khỏi staking không? 

Tính từ ngày 08/09/2022, giá ETH/BTC đã giảm dần, từ mức cao 0.0856 xuống khoảng 0.062 tại thời điểm hiện tại, với mức giảm trong 6 tháng là 27.5%. Với sự kiện Shapella Upgrade đang đến gần, tỉ giá này vẫn đang chịu áp lực. Xu hướng của ETH đang yếu hơn nhiều so với BTC nếu nhìn từ kì vọng của người dùng. Sau bản nâng cấp, áp lực bán đối với ETH sẽ đến từ việc gia tăng số lượng ETH được mở khoá. Tuy nhiên, sau khi các tin tức về sự kiện nâng cấp lắng xuống, chúng ta có thể tiếp tục quan sát tỉ giá ETH/BTC và tỉ lệ stake của ETH. Nếu cả hai giá trị này ổn định, điều đó chỉ ra rằng đợt giảm giá ngắn hạn đối với tỉ giá của ETH có thể đã kết thúc.

Cập nhật sẽ ảnh hưởng đến dự án về lâu dài như thế nào?

Về dài hạn, Shapella Upgrade giải quyết được những vấn đề trước đây như người dùng stake ETH không thể rút tiền của mình, tăng tính bảo mật cho dự án LSD và giải phóng đáng kể tiềm năng thị trường của các công cụ phái sinh ETH, cung cấp điều kiện thuận lợi cho giảm phát trong tương lai của ETH. Đối với Ethereum, đây là một nâng cấp lớn và đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai tính năng. Đối với hệ sinh thái ETH, các công cụ phái sinh staking xây dựng xung quanh ETH sẽ mở rộng đáng kể giá trị sinh thái của ETH. Việc tăng tỉ lệ staking và đốt sẽ cung cấp động lực tích cực đáng kể cho hiệu ứng bánh đà (flywheel effect) của ETH.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM