Dữ liệu on-chain là gì? Sử dụng dữ liệu on-chain thế nào cho hiệu quả?

Hãy cùng Blogtienao tìm hiểu phân tích on-chain là gì và cách bạn có thể thực hiện nó để cải thiện việc đầu tư và giao dịch tiền điện tử của mình.

Dữ liệu on-chain là gì?

Dữ liệu On-chain là lượng dữ liệu thể hiện mọi hành vi tương tác với blockchain được lưu lại trên mạng lưới. Dữ liệu on-chain bao gồm thông tin liên quan đến tất cả các giao dịch xảy ra trên một mạng blockchain công khai.

Ví dụ: Chi tiết giao dịch như địa chỉ gửi và nhận, token đã chuyển, số tiền giao dịch, phí giao dịch… Nó cũng chứa dữ liệu block như thời gian,  phí khai thác, phần thưởng và mã smart contract…  Bằng cơ chế tuyệt vời của blockchain, dữ liệu này không thể bị làm giả, không thể thay đổi.

Phân tích on-chain là một chiến lược nghiên cứu sử dụng thông tin được tìm thấy trên blockchain công khai. Qua đó dự phóng tương lai về giá cả, hỗ trợ cho các chiến lược giao dịch của nhà đầu tư.

Tại sao chúng ta cần phân tích dữ liệu on-chain?

Thị trường nào cũng có các cách phân tích khác nhau. Phổ biến nhất có thể kể đến như:

Nhưng các cách ở trên tỏ ra kém hiểu quả khi market maker có thể thao túng chart, các tin tức có thể được mua. Nhưng với dữ liệu on-chain thì công khai, minh bạch không thể thay đổi làm giả. Dữ liệu on-chain sẽ cung cấp cho chúng ta những thông tin chính xác nhất.

Tương tự như cách phân tích cơ bản về cổ phiếu nhằm mục đích hiểu giá trị thực sự của một công ty. Phân tích on-chain cũng có thể định giá chính dApp hay chính blockchain đó.

Có thể kết hợp phân tích on-chain với phân tích kỹ thuật để xác định các điểm vào và ra ngắn hạn phù hợp.

Ví dụ: Kết hợp phân tích cho BTC. Với phân tích on-chain, người ta có thể kiểm tra lượng bitcoin đẩy lên sàn, hoạt động miner, hoạt động gom xả của cá voi… Thông qua đó, có thể đưa ra quyết định tham gia hay đứng ngoài thị trường.

Một số cách sử dụng dữ liệu on-chain

Phân tích on-chain hình thành bức tranh toàn diện hơn về thị trường tiền điện tử dựa trên dữ liệu cụ thể. Chúng ta có thể phân tích nhiều dữ liệu on-chain khác nhau và xâu chuỗi lại.

Dưới đây là một số cách cơ bản sử dụng dữ liệu on-chain.

Transaction volume hoặc Total Value Locked (TVL)

Thông qua khối lượng transaction hoặc lượng tài sản khoá trong mạng lưới cho phép dự đoán tốt hơn các chuyển động đồng coin đó trong tương lai.

Ví dụ: Bằng cách tính đến số lượng địa chỉ đang hoạt động và số lượng giao dịch của một loại tiền điện tử, có thể dự đoán liệu sự quan tâm đến tiền điện tử đó sẽ tăng hay giảm. Nếu số lượng địa chỉ và giao dịch đang hoạt động tăng mạnh, điều đó thường tương quan với giá tiền điện tử tăng , hoặc ngược lại. Tương tự vậy TVL tăng, dòng tiền đổ vào đồng coin đó có khả năng tăng giá cao.

eth-transactions
Sự tương quan giữa giá và khối lượng transaction Ethereum. Nguồn CryptoQuant.

Thông tin ví team Dev, Investors và Miners

Thông thường với các dự án hiện nay, ví của team phát triển dự án sẽ được công khai. Theo dõi các ví này sẽ giúp chúng ta biết được đội ngũ phát triển, nhà đầu tư có gom, xả token không? Qua đó đánh giá được có nên đầu tư hay không? Nếu có nên đầu tư dài hay ngắn hạn.

Với các dự án nền tảng như BTC, ETH… Để duy trì mạng lưới cần những thợ đào. Tâm lý của những thợ đào này cũng rất quan trọng. Các hành vi mua bán của họ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường.

on-chain-miners

Thời gian hold

Phân tích thời gian HOLD một đồng token nào đó cho chúng ta biết đang các nhà đầu tư hodl tài sản dài hạn hay bán nó một cách nhanh chóng. Nó xác định tâm trạng của thị trường và quan điểm của hodler.

Nếu số lượng nhà đầu tư HOLD tiền điện tử tăng lên, thì điều đó có thể có nghĩa là nguồn cung lưu hành của tiền điện tử thấp hơn. Phân tích này cho chúng ta biết rằng giá của loại tiền điện tử đó sẽ tăng lên nếu nhu cầu không đổi. Hơn nữa, nó cũng thể hiện sự tin tưởng vào dự án đó trong tương lai.

Mức độ phân bổ

Hay với phân tích on-chain với dữ liệu độ tập trung của “cá voi” và các nhà đầu tư lớn trong mạng lưới. Ví dụ: giả sử có một tài sản trong đó một số địa chỉ nắm giữ một tỷ lệ đáng kể của token. Điều này có nghĩa là các cá voi và các nhà đầu tư quy mô lớn có thể dễ dàng thao túng thị trường. Bằng lượng lớn token đó họ có thể bán hay đẩy phá giá token. Do đó, việc phân tích mức độ tập trung của các token holders lớn cũng rất quan trọng.

Theo dõi hành vi cá voi

Như anh em đã biết, người giỏi chưa chắc đã giàu nhưng người giàu chắc chắn giỏi. Với dữ liệu on-chain chúng ta có thể theo dõi những ví nắm giữ số tài sản lớn. Tham khảo các thông tin như: nắm giữ đồng coin nào? mua bán giá nào?

Xem ngay: Cá voi Bitcoin là ai? Cá voi thao túng thị trường như thế nào?

Shark-check
Hình ảnh minh hoạ về một cá mập nắm giữ tài sản Crypto trị giá 126 triệu đô. Nguồn Sharkscan.io.

Lượng token đẩy lên các sàn

Với dữ liệu on-chain này, khi một token liên tục được đẩy lên các sàn giao dịch tập trung như Binance, Coinbase… thì rất cỏ thể chúng ta sẽ chứng kiến một đợt điều chỉnh hoặc tệ hơn là một đợt bán tháo. Từ đó đưa ra quyết định giao dịch cho bản thân.

btc-open-interest
Hình minh hoạ về lượng Bitcoin đẩy lên các sàn giao dịch, giá cũng theo đó điều chỉnh mạnh. Nguồn CryptoQuant.

Áp dụng dữ liệu on-chain vào phân tích thực tế

Hãy thử cùng mình áp dụng lượng kiến thức trên để phân tích một số đồng coin trên thị trường. Các bạn đã nghe nhiều về wed 3.0,… có thể là trend của 2022, cùng phân tích một số đồng coin dẫn đầu top các trend đó nhé.

Chanlink

Đầu top của project hệ wed 3.0 – King of Oracle, Chainlink có lẽ là một đồng coin top không thể bỏ lỡ năm 2022. Bạn nào chưa biết Chainlink là gì có thể tìm hiểu tại đây. Chainlink đã trải qua một năm 2021 rất nhiều sự phát triển vượt bậc.

LInh-2021
Một năm thành công của Chainlink. Nguồn Chainlink.

Giá trị toàn mạng lưới mà Chainlink cung cấp dữ liệu trị giá hơn 75 tỉ đô la, một con số khổng lồ.Cùng với đó founder của Chainlink – Sergey Nazarov cũng úp mở trong 2022 này sẽ ra mắt chức năng Staking mà cả cộng đồng LINK holders đang mong đợi. Bỏ qua những yếu tố cơ bản, cùng xem một số dữ liệu onchain của Chainlink đươc IntotheBlock cung cấp.

link-in-out-price
Biểu đồ on-chain profit các ví hold Chainlink. Nguồn IntotheBlock.

Dữ liệu on-chain này cho thấy hiện tại có 57.59% tổng số ví đang lãi, 30.65% lỗ và khoảng 11.76% là hoà. Dữ liệu này cũng cho chúng ta thấy rằng số địa chỉ ví mua vào vùng giá 15-20$ là lớn nhất.

link-in-out-money
Sự tương quan giá cả giữa profit và giá cả. Nguồn IntotheBlock.

Sự tương quan về giá và biểu đồ lời lỗ cho chúng ta thấy rõ rệt hơn trong biểu đồ này. Mỗi khi số lượng ví có lời quá lớn áp đảo, chúng ta sẽ chứng kiến một đợt điều chỉnh mạnh. Áp lực chốt lời sẽ khiến giá đi xuống.

link-hold-time
Biểu đồ thời gian hold của các ví nắm giữ Chainlink. Nguồn IntotheBlock.

Biểu đồ thời gian nắm giữ cung cấp cho chúng ta thấy số lượng ví nắm giữ dài hạn liên tục tăng. Điều này thể hiện niềm tin của các nhà đầu tư với Chainlink.

Yearn Finance

Mở đầu cho trend DEFI – Trên twitter người ta vẫn ví von YFI là ông tổ của DEFI. Mới chỉ xuất hiện hơn một năm, giao thức này đã có được gần 6 tỉ TVL. Với việc thay đổi tokennomic và Andre Cronje bắt đầu phát triển ve(3;3). YFI cũng là một trong những đồng coin top đầu cho trend DEFI 2022. Cùng xem một số dữ liệu on-chain của YFI:

yfi-volume
Biểu đồ on-chain profit các ví hold YFI. Nguồn IntotheBlock.

Số lượng ví có lời mới chỉ có 22.46%, còn lại phần lớn là đang hoà 55.77%. Tỉ lệ ví đag lỗ chiếm 21.78%. Phần đông các nhà đầu tư đang coi mức giá từ 30k-36k là mức giá hợp lý để nắm giữ YFI.

yfi-volume
Biểu đồ on-chain volume theo các mức giá các ví hold YFI. Nguồn IntotheBlock.

Volume giao dịch cũng thể hiện điều đó khi lượng lớn volume giao dịch nằm ở mức này.

yfi-hold-time
Biểu đồ on-chain thời gian nắm giữ cửa các ví hold YFI. Nguồn IntotheBlock.

Xuất hiện hơn một năm, nhưng lượng ví hodl hơn một năm tăng trưởng liên tục. YFI là token phân phối 100% cho cộng đồng. Cho thấy các nhà đầu tư ban đầu rất có niềm tin vào dự án. Mặc dù có lãi rất nhiều nhưng vẫn chưa bán.

Tổng quan dữ liệu on-chain cho thấy mức giá 30-36$ rất thu hút các nhà đầu tư mua vào. Các nhà đầu tư cũng rất bullish về YFI khi lượng ví nắm giữ dài hạn không bán tăng lên rõ rệt.

Lưu ý khi sử dụng dữ liệu on-chain

  • Phân tích on-chain thường được các nhà đầu tư dài hạn ưa dùng, thích hợp để dự phóng cho tương lai xa.
  • Phân tích on-chain rất thịnh hành gần đây. Nhưng để phân tích được nó anh em cần chuẩn bị một lượng kiến thức nhất định và có cái nhìn đa chiều. Nêu không anh em rất dễ bị nhiễu thông tin dẫn tới các quyết định sai lầm.
  • Hành vi theo thời gian thực, các blockchain hoạt động liên tục 24/7 trên toàn thế giới. Nên dữ liệu cũng thế mà thay đổi liên tục nên cần cập nhập thường xuyên.

Nguồn cung cấp dữ liệu on-chain

  • Ngay trên trình duyệt Explorer của blockchain nên tảng đó. Ví dụ ETH là etherscan, BSC là bscscan,…
  • CryptoQuant: dữ liệu on-chain của Bitcoin (BTC), Ethereum (ETH), các đồng stablecoin và một số đồng altcoin lớn như AAVE, UNI,…
  • Glassnode: Về cơ bản, Glassnode cũng có các chỉ số on-chain giống như CryptoQuant. Tuy nhiên, nền tảng này cũng có một số điểm khác biệt nhất định.
  • Whalebot Alert: một chanel telegram cảnh báo những biến động on-chain mạnh.
  • Ngoài ra còn một số những trang khác như SharkScan, Bitinfochart, IntoTheBlock….

Lời kết

Dữ liệu on-chain đang dần trở thành công cụ không thể thiếu cho những nhà đầu tư Crypto.Hi vọng bài viết đã mang cho anh em một cái nhìn tổng quát về dữ liệu on-chain. Anh em nào chưa quen có thể đọc và tham khảo các bài viết về on-chain của Blogtienao nhé. Bài viết chỉ vì mục đích thông tin không được xem là lời khuyên đầu tư.

From BTA with love ❤️

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM