EOS là gì? Giải đáp mọi thắc mắc về Blockchain và token EOS (2020)

EOS là gì?

EOS là gì? Blokchain EOS có thể giải quyết những vấn đề nào? Nền tảng có những tính năng gì khác biệt so với các nền tảng khác?… Tất cả mọi thắc mắc xung quanh dự án sẽ được giải đáp trong bài viết sau. Hãy cùng Blogtienao tìm hiểu nhé!

Tìm hiểu về EOS

EOS (EOS.IO) là một nền tảng Blockchain để phát triển các ứng dụng phi tập trung (DApp) theo chiều dọc và ngang.

Dự án sẽ giúp cho việc phát triển các DApp trở nên dễ dàng hơn, bằng cách cung cấp các dịch vụ và chức năng giống như hệ điều hành mà các DApp có thể sử dụng.

Hiểu một cách đơn giản hơn là EOS muốn cung cấp một nền tảng DApp đơn giản, giúp cho người dùng sử dụng chúng hàng ngày.

Chính hướng phát triển và các tính năng của nền tảng đã khiến nhiều người gọi EOS là “sát thủ của Ethereum“.

Mục tiêu mà EOS hướng đến

Mục tiêu của EOS là xây dựng một nền tảng blockchain có thể xử lý hàng ngàn giao dịch mỗi giây mà không cần phí giao dịch trên chuỗi.

Nghĩa là khi các Block Producer sản xuất các khối, chính Blockchain của EOS sẽ trả tiền cho họ. Điều này giúp loại bỏ phí đối với người dùng.

Bên cạnh đó, EOS còn muốn trở thành hệ điều hành đầu tiên được phân cấp, cung cấp một môi trường phát triển tốt hơn cho các ứng dụng phi tập trung.

Vì sao EOS là “sát thủ của Ethereum”?

Với biệt danh “sát thủ của Ethereum”, nghĩa là EOS không những làm được những gì Ethereum làm được, mà còn làm tốt hơn.

Nhưng EOS làm tốt hơn ETH những gì? Hãy cũng xem bảng so sánh giữa Blockchain EOS và Blockchain Ethereum sau:

So sánh blockchain EOS và ETH

Blockchain của Ethereum chỉ có thể xử lý 15 giao dịch mỗi giây, con số này là quá ít để có được sự chấp nhận toàn cầu. Nguyên nhân là do Ethereum sử dụng thuật toán Proof-of-Work (PoW) – một thuật toán có tốc độ chậm chạp, tốn kém và có hại cho môi trường.

Dù nhóm phát triển Ethereum đã nỗ lực đưa ra nhiều biện pháp khắc phục, nhưng đến hiện tại vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.

Ngược lại, Blockchain EOS sử dụng thuật toán Delegated-Proof-of-Stake (DPoS). Thuật toán này có thể khắc phục các vấn đề hiện tại mà Ethereum đang cố gắng giải quyết.

Bên cạnh đó, Blockchain của EOS có thể đóng băng các giao dịch để tránh các cuộc tấn công như vụ DAO hồi năm 2016 nhờ thuật toán DPoS.

Một số tính năng của Blockchain EOS 

Một số tính năng chính của EOS
Một số tính năng chính của EOS

Khả năng mở rộng

Vấn đề đau đầu nhất mà các nền tảng Blockchain cần phải giải quyết là khả năng mở rộng nếu muốn được áp dụng rộng rãi.

Sau đây, Blogtienao sẽ sơ lược một chút về khả năng mở rộng của một vài nền tảng số hóa lẫn truyền thống để bạn có cái nhìn rõ hơn về vấn đề này:

Số lượng giao dịch xử lý trong 1 giây

Theo số liệu trên, các nền tảng truyền thống đang có ưu thế rất lớn về vấn đề này.

Tuy nhiên, EOS tuyên bố việc họ sử dụng DPOS có thể dễ dàng xử lý hàng trăm ngàn giao dịch mỗi giây.

Tính linh hoạt

Khi cuộc tấn cong DAO xảy ra, cả một hệ thống Blockchain Ethereum đi vào bế tắc. Khi đó, mọi thứ đã dừng lại và cộng đồng bị chia rẽ vì hardfork.

Nhưng với thuật toán DPOS, hiện tượng này sẽ không diễn ra trong hệ sinh thái của EOS. Khi một DApp bị lỗi, các nhà sản xuất có thể đóng băng cục bộ để hệ thống sửa lỗi.

Quản trị mạng

Vấn đề quản trị trong Blockchain EOS được điều hành khá chặt chẽ và được ràng buộc về mặt pháp lý.

Mỗi giao dịch đơn lẻ trong EOS phải có hàm băm của hiến pháp cho chữ ký. Điều này, về bản chất, ràng buộc người dùng với hiến pháp.

Hiến pháp và giao thức có thể sửa đổi theo các quy trình được áp đặt. Vì thế, khi một vụ tấn công như DAO diễn ra, các producer có sức mạnh để tăng tốc quá trình sửa lỗi và ngăn chặn.

Xử lý song song

Nghĩa là Blockchain của EOS có thể song song xử lý các smart contract nhờ khả năng mở rộng theo chiều ngang, giao tiếp không đồng bộ và khả năng tương tác.

  • Khả năng mở rộng theo chiều ngang: nghĩa là mở rộng bằng cách thêm nhiều hệ thống và máy tính vào nhóm tài nguyên. Còn mở rộng theo chiều dọc là thêm nhiều sức mạnh xử lý
  • Giao tiếp không đồng bộ: nghĩa là các bên liên quan không cần phải có mặt cùng lúc để giao tiếp
  • Khả năng tương tác: là khả năng trao đổi và sử dụng thông tin của một hệ thống máy tính

Lạm phát tự nhiên

Nhằm đảm bảo các blockchain của EOS không phụ thuộc vào bất kỳ một nền tảng, tổ chức hoặc cá nhân nào trong việc phát triển hoặc bảo trì; nên các blockchain sẽ phải tạo ra mức lạm phát tự nhiên 5% mỗi năm.

Không mất phí giao dịch

Khác với các nền tảng blockchain khác, người dùng blockchain EOS sẽ không mất phí giao dịch khi thực hiện việc chuyển token bên trong nền tảng.

Bộ công cụ phát triển

Đội ngũ phát triển EOS đã tạo ra một bộ công cụ phát triển cho EOS. Bộ công cụ này là một tập hợp các công cụ được cung cấp cho các lập trình viên để tạo ra ứng dụng.

Bộ công cụ phát triển càng tinh vi thì các nhà phát triển càng có thể giải quyết vấn đề và tạo các ứng dụng tinh vi tương tự.

Xác thực

Blockchain EOS có một hệ thống xác thực hoàn thiện với đầy đủ tính năng.

Bên cạnh một số xác thực cơ bản như: xác thực tài khoản người dùng, hoàn thành các loại cấp phép, bảo mật cục bộ dữ liệu người dùng,… thì tính năng phục hồi các tài khoản bị đánh cắp cũng xuất hiện trong hệ thống.

Người dùng được cung cấp nhiều cách để chứng minh danh tính và khôi phục quyền truy cập vào tài khoản bị xâm nhập.

Điểm nhấn của dự án

Trong dự án EOS này, một điểm đặc biệt khiến giới lãnh đạo các dự án khác trong ngành quan tâm nhất chính là việc nền tảng tuyên bố hướng đến việc xử lý hàng trăm ngàn giao dịch mỗi giây, dù đây vẫn chỉ mới là ý tưởng mang tính khái niệm.

Một số tranh cãi xung quanh dự án

Ngay từ khi đợt ICO EOS kết thúc, một loạt tranh cãi xung quanh dự án này đã nổ ra:

  • Đầu tiên, nhiều người chỉ ra rằng nền tảng không hề phi tập trung do sử dụng cơ chế DPOS. Trong cơ chế này, chỉ có 21 nhà sản xuất khối xác minh các giao dịch
  • Thứ hai, đã có một số lỗ hổng nghiêm trọng xuất hiện dẫn đến việc mainnet ra đời. Điều này đã khiến nhiều người tự hỏi vì sao chúng có thể xảy ra đối với một dự án có ngân sách lớn như EOS. (ICO của EOS trị giá 4 tỷ USD)
  • Ngoài ra, sau khi mainnet ra mắt, nhiều lỗi vẫn được báo cáo từ các hacker

Nền tảng EOS có khả năng bị lạm dụng

Với tính năng cho phép người dùng thực hiện các giao dịch ẩn danh, nên nền tảng có khả năng bị các tay buôn ma túy lợi dụng.

Bên cạnh đó, việc hệ thống có thể ẩn số dư trong ví người dùng là một lỗ hổng khác để các kẻ muốn trốn thuế lợi dụng.

Tuy nhiên, đây chỉ là một thành phần rất nhỏ trong hệ sinh thái.

Nhóm phát triển và cộng đồng EOS

Đội ngũ phát triển EOS

Block.one là công ty đang xây dựng phần mềm EOS.IO. CEO Brendon Blumer đã tham gia vào blockchain từ năm 2014.

CTO Dan Larimer là người tạo ra các tổ chức tự trị được ủy quyền và các tổ chức tự trị phi tập trung (còn gọi là DAO). Ông cũng là người đứng sau BitShares và Steem.

Cộng đồng toàn cầu đằng sau EOS rất sôi động, với rất nhiều tình yêu từ các nhà đầu tư và những người đóng góp. Các nhóm Telegram, Facebook, Twitter và Steemit cũng có những hoạt động rất sôi nổi trong thời gian qua.

Về token EOS

Dự án đã huy động được 4 tỷ USD trong một ICO kéo dài một năm.
Dự án đã huy động được 4 tỷ USD trong một ICO kéo dài một năm

Token EOS là token gốc của Blockchain EOS. Chúng được xây dựng theo tiêu chuẩn ERC-20.

Bản thân token EOS không thực hiện chức năng. Chúng chỉ hữu ích khi các nhà phát triển phát triển ứng dụng trên nền tảng. Khi đó, họ phải sử dụng token này để tạo token ứng dụng cụ thể của họ.

Mỗi ứng dụng được xây dựng trên nền tảng phụ thuộc vào việc bỏ phiếu của chủ sở hữu token.

Các trường hợp sử dụng

  • Dùng để bỏ phiếu tong DPOS
  • Dùng để trade
  • Dùng làm phần thưởng cho các nhà sản xuất

Tỷ giá

Tỷ giá EOS 06/02/2020
Tỷ giá EOS 06/02/2020

Bạn có thể xem giá theo thời gian thực tại đây.

Những yếu tố ảnh hưởng đến giá EOS

Một trong những yếu tố tác động mạnh nhất đến giá EOS là sự biến động của giá Bitcoin.

Trên thực tế, đến hiện tại (tháng 2/2020), hầu hết các altcoin vẫn bị ảnh hưởng từ giá Bitcoin và EOS cũng không ngoại lệ.

Ngoài ra, những vụ tấn công vào nền tảng EOS hoặc thậm chí một cuộc tấn công vào sàn giao dịch, và haker đánh cắp EOS cũng sẽ tác động không nhỏ đến giá token.

Ví lưu trữ

Nếu là một trader, để thuận tiện, bạn có thể trữ trên sàn giao dịch nhưng chỉ nên trữ với số lượng đủ để trade.

Nếu là một holder, giải pháp an toàn hơn là bạn trữ chúng trong các ví lạnh như: MyEthereumWallet, Ledger Nano S,

Bên trên là hai cách thông dụng nhất hiện nay. Tuy nhiên, Blogtienao đã viết một bài khá chi tiết về vấn đề này, bạn có thể tham khảo:

Mua, bán và giao dịch token EOS ở đâu?

Hiện EOS đã được niêm yết trên rất nhiều sàn giao dịch lớn như BittrexBinanceBitfinex… nên việc mua, bán đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Có nên đầu tư vào token EOS?

Với những tính năng khá nổi trội so với các dự án blockchain khác, có thể thấy tương lai của EOS sẽ rất lạc quan nếu nhóm phát triển có thể hoàn thành các mục tiêu họ đề ra.

Tuy nhiên, dù đội ngũ phát triển đã được chứng minh là có tầm nhìn cao, nhưng đến hiện tại, họ vẫn chưa tạo ra những đột phá ấn tượng để hoàn thành các mục tiêu, dù họ có nguồn ngân sách dồi dào trị giá 4 tỷ USD.

Chính vì thế, chúng tôi mong bạn xem xét thật kỹ trước khi đưa ra quyết định. Và mong bạn luôn nhớ một điều, bất kỳ khoản đầu tư nào cũng tiềm ẩn cơ hội và rủi ro.

Kết luận

Với bài viết này, Blogtienao hi vọng đã mang đến cho bạn đầy đủ thông tin cần thiết về dự án. Chúc bạn đầu tư thành công!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM