Giữa lúc cả thị trường đang quan tâm tới bản nâng cấp Decun trên Ethereum thì sự xuất hiện của ERC-404, tiêu chuẩn token mới đang trong quá trình thử nghiệm cũng trên mạng lưới đã khiến Ethereum được quan tâm hơn bao giờ hết. ERC-404 hứa hẹn sẽ mang lại một sự “lột xác” hoàn toàn cho thị trường NFT. Vậy ERC-404 là gì? Cùng Toobit Việt Nam đi tìm hiểu thông qua bài viết này.
ERC-404 là gì?
ERC-404 là một tiêu chuẩn token thử nghiệm trên blockchain Ethereum, được tạo ra để kết hợp tính năng của các token ERC-20 (có thể thay thế) và ERC-721 (không thể thay thế hoặc NFT) thành một tiêu chuẩn duy nhất.
Điểm đặc biệt của ERC-404 là khả năng chuyển đổi giữa tính có thể thay thế và không thể thay thế, tùy thuộc vào cách triển khai cụ thể. Ví dụ, một token có thể bắt đầu với tính chất có thể thay thế và sau đó được chuyển đổi thành NFT, với đặc tính và giá trị duy nhất. Ngược lại, một token có thể bắt đầu với tính chất không thể thay thế và sau đó được chia nhỏ thành các phần nhỏ có thể thay thế, nhưng có thể tái kết hợp lại thành một NFT.
Ý tưởng này được đề xuất bởi nhóm Pandora, một dự án xây dựng nền tảng metaverse nơi người dùng có thể tạo ra, khám phá và giao dịch thế giới và tài sản kỹ thuật số. Mã thông báo đầu tiên sử dụng tiêu chuẩn này là mã thông báo $pandora, đại diện cho Hộp Pandora, NFT chứa Bản sao, một sinh vật kỹ thuật số độc đáo có thể phát triển và tương tác với các Bản sao khác.
Nhóm Pandora nhấn mạnh rằng ERC-404 không phải là tiêu chuẩn chính thức của Ethereum mà chỉ là một tiêu chuẩn thử nghiệm mở để nhận phản hồi và cải tiến.
ERC-404 hoạt động như thế nào?
ERC-404 hoạt động bằng cách liên kết mỗi token đã phát hành với một NFT, chức năng này như một nguồn thông tin xác thực về trạng thái và quyền sở hữu của token. Mỗi NFT có thể có một đơn vị cơ sở xác định số lượng token tối thiểu có thể được chuyển hoặc trao đổi.
Ví dụ: Nếu đơn vị cơ sở là 100, mỗi token có thể được chia thành 100 phần, mỗi phần đại diện cho 1% của NFT. Mỗi token cũng có thể có một tổng nguồn cung, xác định số lượng token tối đa có thể được phát hành cho mỗi NFT. Ví dụ: nếu tổng nguồn cung là 1000, mỗi token có thể được phát hành tối đa 1000 lần, mỗi lần chiếm 0,1% của NFT.
Tiêu chuẩn định nghĩa bốn chức năng chính cho hợp đồng token:
- Mint: Cho phép người tạo token phát hành token mới cho một NFT nhất định với tổng giới hạn cung cấp. Chức năng này cũng kiểm tra xem NFT có tồn tại và liệu người tạo token có phải là chủ sở hữu của NFT không.
- Đốt: Cho phép chủ sở hữu token hủy token và giảm tổng nguồn cung. Chức năng này cũng kiểm tra xem chủ sở hữu token có đủ token để đốt không và liệu NFT có tồn tại không.
- Chuyển: Cho phép chủ sở hữu token gửi token đến một địa chỉ khác. Chức năng này cũng kiểm tra xem chủ sở hữu token có đủ token để chuyển và liệu NFT có tồn tại không. Chức năng này cũng cập nhật quyền sở hữu của NFT dựa trên số dư token. Ví dụ: nếu chủ sở hữu token chuyển hết token của họ đến một địa chỉ khác, quyền sở hữu của NFT cũng được chuyển đến địa chỉ đó.
- BatchTransfer: Cho phép chủ sở hữu token gửi nhiều token đến nhiều địa chỉ trong một giao dịch. Chức năng này cũng kiểm tra xem chủ sở hữu token có đủ token để chuyển và liệu NFT có tồn tại không. Chức năng này cũng cập nhật quyền sở hữu của NFT dựa trên số dư token.
Để dễ hình dung hơn về cách thức hoạt động thì anh em có thể xem qua hình minh dọa dưới đây:
Ưu điểm của ERC-404
ERC-404 mang lại một loạt các lợi ích so với các tiêu chuẩn mã thông báo hiện tại, bao gồm:
- Tăng cường thanh khoản: Khả năng giao dịch NFT dưới dạng token có thể thay thế trên các sàn Dex sẽ làm tăng tính thanh khoản đáng kể. Điều này có thể giải quyết vấn đề về thanh khoản thấp của các NFT hiện tại, giúp giảm biến động giá do tính độc đáo và khan hiếm của chúng.
- Chi phí thấp: Khả năng chuyển hàng loạt nhiều token trong một giao dịch giúp giảm chi phí gas và tiết kiệm thời gian. Điều này cũng giúp giải quyết vấn đề về chi phí giao dịch cao của các NFT hiện tại, do tính cá nhân và độ phức tạp của chúng.
- Tính linh hoạt cao: Khả năng chuyển đổi giữa chế độ có thể thay thế và không thể thay thế mang lại nhiều tùy chọn hơn cho người tạo mã thông báo và người dùng. Ví dụ, người tạo mã thông báo có thể sử dụng ERC-404 để tạo ra NFT động, có thể thay đổi trạng thái và giá trị dựa trên các sự kiện hoặc hành động cụ thể. Người dùng mã thông báo có thể sử dụng nó để truy cập quyền sở hữu một phần của NFT, giảm bớt rào cản tham gia và mở rộng thị trường tiềm năng.
- Khả năng tương tác nâng cao: ERC-404 có thể tương tác một cách linh hoạt với các giao thức và nền tảng trong cả không gian của token có thể thay thế và NFT, kết nối các phần của thị trường trước đây không liên kết. Ví dụ, mã thông báo ERC-404 có thể được sử dụng như một token thế chấp, quản lý hoặc tiện ích trong các giao thức DeFi hoặc làm tài sản, phần thưởng hoặc tiền tệ trong các nền tảng NFT.
Nhược điểm của ERC-404
Bên cạnh những ưu điểm thì đương nhiên sẽ có những điểm bất cập làm ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng, có thể nói tới như:
Trạng thái thử nghiệm: ERC-404 hiện vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm và chưa được chính thức công nhận là một tiêu chuẩn Ethereum. Điều này có nghĩa là có thể tồn tại các lỗi, lỗ hổng bảo mật hoặc sự không tương thích với các tiêu chuẩn khác, có thể gây ra rủi ro cho cả người tạo và người dùng của token. Hơn nữa, việc xử lý pháp lý và quy định liên quan đến các token ERC-404 cũng có thể gặp phải những khó khăn, đặc biệt là ở các khu vực có quy định nghiêm ngặt đối với tài sản tiền điện tử.
Độ phức tạp: ERC-404 là một tiêu chuẩn token phức tạp và mới mẻ, đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng về công nghệ blockchain và hợp đồng thông minh. Cả nhà phát triển và người dùng cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng về tiêu chuẩn này cũng như hiểu rõ về hành vi và logic của token, cùng với các rủi ro và lợi ích tương ứng.
Cạnh tranh: ERC-404 không phải là tiêu chuẩn token duy nhất nhằm mục đích kết hợp tính có thể thay thế và không thể thay thế. Có nhiều tiêu chuẩn khác như ERC-998 và ERC-1155 cũng có các cách tiếp cận khác nhau. Những tiêu chuẩn này có thể cung cấp các tính năng, ưu điểm hoặc nhược điểm khác nhau so với ERC-404 và có thể thu hút nhiều sự chấp nhận và hỗ trợ hơn từ cộng đồng tiền điện tử. Và sự cạnh tranh thì chỉ có thời gian mới có thể phân thắng bại.
Các dự án tiêu biểu sử dụng chuẩn token ERC-404
- Pandora (PANDORA): Dẫn đầu trong việc triển khai ERC-404 được ra mắt vào ngày 5/2. Giá trị token $PANDORA tăng đáng kể lên tới hơn 1.850% sau 4 ngày và vốn hóa thị trường đạt gần 293 triệu USD, theo dữ liệu từ CoinGecko. Đặc biệt là khối lượng giao dịch vượt xa các dự án còn lại, đạt gần 84 triệu USD.
- DeFrogs (DEFROGS): Bám sau ngay sau Pandora, với 10.000 PFP Frogs sử dụng ERC-404. Giá tăng hơn 2.000% chỉ trong ba ngày, đạt 2.800 USD mỗi token và vốn hóa thị trường là 27,6 triệu USD. Thông tin về dự án chưa được public nhiều ngoài các kênh trang mạng xã hội và website giới thiệu đơn giản.
- Monarch (MNRCH): 1 dự án Gamefi có chủ đề về trứng rồng và rồng. Với cơ chế chơi game đơn giản dự sẽ thu hút lượng lớn người dùng khi ERC-404 đón đầu xu hướng thị trường năm nay.Theo sau đó là các cái tên gồm: Troves (TROVES), Rug (RUG), EtherRock (ROCK), Yesmft (YES).
Tổng kết
ERC-404 thực sự là một bước đột phá mới thú vị và sáng tạo để có thể tạo nên cuộc cách mạng hóa mới trong không gian NFT. Thế nhưng hiệu quả vẫn còn là một dấu hỏi lớn khi chuẩn token này vẫn còn đang trong quá trình thử nghiệm và kết quả chỉ thực sự có khi được ra mắt hoạt động chính thức.
Trên đây là toàn bộ thông tin về ERC-404, hy vọng thông qua bài viết này Toobit Việt Nam đã giúp người đọc nắm được những thông tin cần biết nhất về ERC-404. Hãy cùng chờ xem ERC-404 sẽ làm được gì trong tương lai và liệu thị trường sẽ tiếp nhận nó như thế nào. Toobit Việt Nam sẽ luôn cập nhật những thông tin mới nhất liên quan ERC-404.