Các ông lớn trong ngành ngân hàng tại Mỹ dường như đang có kế hoạch sử dụng Bitcoin một cách gián tiếp để làm tài sản đảm bảo cho khoản vay.
Cụ thể, Goldman Sachs là một trong số các ngân hàng hàng đầu tại Mỹ đang nghiên cứu việc sử dụng Bitcoin làm tài sản thế chấp cho các khoản vay tiền mặt của các tổ chức.
Các ngân hàng như Goldman sẽ không tham gia trực tiếp vào thị trường giao ngay (spot) của tiền điện tử mà nghiêng về các sản phẩm tổng hợp như futures. Họ sẽ sử dụng các thỏa thuận kiểu repo ba bên (một kiểu vay tiền thông qua việc bán chứng khoán với một thỏa thuận mua lại cụ thể, thông qua đại lý bên thứ ba).
Có thể nói, đây là cơ hội đặt nền móng cho việc mở rộng các dịch vụ môi giới tiền điện tử trong tương lai. Đồng thời đây là cây cầu nối để đưa Phố Wall đến gần hơn với loại tài sản trị giá 2.7 nghìn tỷ USD.
“Goldman Sachs đang làm việc để được chấp thuận cho vay theo tài sản thế chấp và tuân thủ hợp đồng Repo. Và nếu có đại lý thanh lý, họ chỉ cần cho vay có bảo đảm mà không bao giờ để Bitcoin ảnh hưởng trực tiếp vào bảng cân đối kế toán của họ.”
Không chỉ Goldman Sachs, một số ngân hàng lớn thân thiện với tiền điện tử như Silvergate và Signature cũng đã công bố các khoản vay tiền mặt được hỗ trợ bằng Bitcoin vào đầu năm nay. Ngoài ra, một loạt tổ chức cho vay nhỏ hơn cũng được cho là đang xem xét các phương thức để đưa tiền điện tử làm tài sản thế chấp.
Thê thực tế, ý tưởng về việc các ngân hàng dùng Bitcoin làm tài sản thế chấp đã từng được các cơ quan quản lý bật đèn xanh, khi Giám đốc Văn phòng Kiểm soát tiền tệ (OCC) Brian Brooks đã nói rằng Bitcoin tương đương với tiền mặt và các ngân hàng có thể là người bảo vệ chúng.
Tuy nhiên, lập trường quản lý của Mỹ về các hoạt động thế chấp vẫn còn tương đối phức tạp. Tùy thuộc vào ngân hàng và chính xác những gì đang được đề xuất, một bảng quy định có thể đến từ sự kết hợp của OCC, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) và Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CFTC).
Có thể bạn quan tâm: