Nếu trâu bạn gặp tình trạng có vài chân nóng bất thường trong khi mod chung 1 bản bios và điện thế VDDC bằng nhau thì hãy nghĩ đến việc các chân đó bị khô keo tản nhiệt hoặc keo bị biến chất (tháo ra vẫn thấy ướt nhưng mất khả năng dẫn nhiệt).
Kinh nghiệm thực tế: mình có 1 card HIS 470 nóng 70 độC-100% quạt auto sau khi trét keo MX4 thì giảm còn 62độC-65% quạt auto. (giảm nhiều đấy vì quạt để auto)
1. Lựa chọn keo tản nhiệt phù hợp
Trên thị trường hiện nay có 3 loại đang được sử dụng chính:
– Keo tản nhiệt dạng kim loại lỏng: Đây là loại keo tản nhiệt thuộc hàng cao cấp nhất hiện nay. Sản phẩm này có thành phần cấu tạo là kim loại ở dạng nửa lỏng nửa rắn, do vậy rất khó sử dụng và giá bán cũng rất cao, bù lại hiệu năng tản nhiệt là tuyệt vời. Một số ưu điểm nổi bật của dòng sản phẩm này bao gồm:
+ Hiệu năng luôn luôn ổn định và duy trì ở mức cao vì không bị khô.
+ Có thể tiếp xúc với môi trường ngoài mà không sợ tạo bóng khí.
+ Sự kết dính giữa bề mặt bộ xử lý và đế tản nhiệt là đồng nhất và hoàn hảo, người dùng không phải lo ngại về vấn đề lớp keo quá dày hay quá mỏng.
Tên một số sản phẩm mà người dùng có thể : Coollaboratory Liquid Ultra, Indigo Extreme.
– Keo tản nhiệt cao cấp: Là loại keo đang được dùng nhiều nhất trên thị trường hiện nay, do có giá thành vừa phải và hiệu năng tương đối cao, đồng thời dễ sử dụng. Một vài ưu điểm đáng chú ý:
+ Giá thành hợp lý, chỉ khoảng 100-200 nghìn đồng/tuýp, mỗi tuýp có thể sử dụng được 15-20 lần.
+ Hiệu năng tương đối cao, phù hợp với đa số linh kiện máy tính hiện nay, từ thấp cho tới cao cấp.
Tên một số sản phẩm nổi trội: Noctua NT-H1, Xigmatek Freezing Point hay Arctic Cooling MX3/4.
có thể tìm mua ở đây: https://goo.gl/ASxasU
– Keo tản nhiệt loại rẻ tiền: Các loại keo này thường được bán với dung tích lớn, giá thành rất rẻ, thường được sử dụng cho các máy tính văn phòng có công suất tiêu thụ điện thấp và khả năng sinh nhiệt là không lớn. Các loại keo này thành phần chính chỉ là silicon và không có các phân tử kim loại nên cho hiệu quả tản nhiệt tương đối thấp. Vì vậy, với tản nhiệt cho GPU dùng cho trâu cày thì các bạn hãy quên mịa loại này đi
2. Quy trình thực hiện
a. Tháo tản nhiệt card đồ họa
Chú ý: Đây là quy trình không phức tạp nhưng đòi hỏi người thực hiện phải có tính kiên nhẫn, nhẹ nhàng, không làm mạnh tay vì rất có thể gây ra hỏng hóc cho linh kiện, tiêu biểu là sẽ dẫn tới việc bị mẻ lõi GPU.
Tháo 4 ốc vít cố định ở mặt dưới của card đồ họa. Với các loại card đồ họa cao cấp, số lượng ốc vít có thể nhiều hơn.
Người dùng nên chú ý ở những vị trí khác trên card đồ họa, vì ốc vít cố định giữa tản nhiệt và bo mạch có thể được gắn thêm ở những vị trí khác trên card đồ họa.
Ở những card đồ họa có kích thước lớn, số lượng ốc vít nhiều hơn so với card đồ họa nhỏ
Sau khi đã tháo hết các ốc vít cố định, dùng một tay nắm chắc phần tản nhiệt, tay còn lại nắm chắc bo mạch. Tiếp đó lay và nhấc nhẹ nhàng, để hai phần này từ từ rời ra (tuyệt đối không được giật mạnh, hay làm mạnh tay vì rất dễ gây mẻ core, những người sử dụng card đồ họa của AMD cần đặc biệt lưu ý điều này). Lí do là sau khi tháo ốc vít cố định ra, thì 2 phần này vẫn dính rất chặt với nhau do các miếng tản của chip nhớ VRAM.
Các miếng tản nhiệt RAM (Thermal pad)
b. Làm sạch bề mặt GPU
Lớp keo cũ sau một thời gian sử dụng sẽ bị khô và tạo thành các mảng bám trên bề mặt GPU và đế tản nhiệt. Người dùng cần tiến hành làm sạch nếu không lớp keo này sẽ cản trở quá trình truyền nhiệt.
Dùng bông tăm thấm cồn để lau nhẹ bề mặt GPU
Sử dụng giấy mịn thấm cồn, hoặc dung dịch tẩy rửa đi kèm keo tản nhiệt lau nhẹ nhàng lên bề mặt GPU cho tới khi GPU sáng bóng. Ngoài ra, khi mua một số dòng tản nhiệt mới, người dùng có thể sử dụng miếng vải làm sạch keo đi kèm trong bộ tản nhiệt. Miếng vải này được tẩm dầu đặc biệt giúp người dùng dễ dàng lau sạch lớp keo khô một cách an toàn.
Quá trình này cần làm nhẹ tay, đặc biệt với card đồ họa dùng chip Radeon của AMD do các dòng GPU này không có lớp vỏ bảo vệ như dòng GeForce của NVIDIA.
GPU sau khi lau sạch lớp keo cũ
c. Bôi keo mới
Công đoạn này khá đơn giản nhưng lại ảnh hưởng lớn tới hiệu năng của tản nhiệt. Quá nhiều keo sẽ ngăn cản sự tiếp xúc giữa hai bề mặt kim loại, nhưng quá ít keo lại làm cho nhiều khoảng trống không được bịt kín. Điều cần thiết là một lớp keo tản nhiệt mỏng và đều trên bề mặt GPU. Các thử nghiệm cho thấy lượng keo bằng một chút xíu như đầu tăm nhang là vừa đủ.
Bơm keo lên GPU
Sau khi bơm keo lên GPU, người dùng chỉ cần ép bộ tản nhiệt lại như cũ và bắt ốc vít để cố định. Áp lực do bộ tản nhiệt tạo ra sẽ tự dàn đều lớp keo vào giữa hai bề mặt. Lưu ý là người dùng nên xiết ốc theo phương đối xứng, thay vì xiết ốc theo vòng tròn để tránh việc keo bị dồn về một phía và tản nhiệt bị kênh.
Một số bộ tản nhiệt hoặc kem tản nhiệt có kèm một miếng nhựa để người dùng tự dàn đều keo.Người dùng cũng có thể dùng tay (nhưng không khuyến khích do tay người có mồ hôi, bụi bẩn dễ lẫn vào keo làm giảm tính dẫn nhiệt của keo) hoặc thẻ sim cứng, tránh để cho keo dính vào mạch của bo mạch chủ và GPU. Phương pháp này dễ tạo ra các bọt khí nếu thao tác chưa quen, từ đó làm giảm khả năng tản nhiệt của thiết bị. Đồng thời, khi lắp tản nhiệt, áp lực sẽ khiến lớp keo ở rìa tràn ra và dính vào các đường mạch quanh bo mạch của card đồ họa.
Tham khảo: Video hướng dẫn trét keo tản nhiệt cho VGA 1080Tihttps://goo.gl/EXN48J
Trước đó, Blogtienao đã ra mắt chuyên mục “Lỗi Thường Gặp” , đây là nơi chia sẻ kiến thức dành cho những người mới tập tành tìm hiểu về các loại trâu cày, máy đào tiền ảo chuyên dụng. Chuyên mục này sẽ giúp cho cả người mới và cả những người có kinh nghiệm có thêm trình độ, kiến thức để xử lý những vấn đề mà trâu cày, máy đào asic,… hay gặp. Rất mong sự ủng hộ của anh em miners. Nếu có bài viết kinh nghiệm nào hay, xin vui lòng gửi đến email [email protected]
Theo FB Hoàng Long
Biên dịch bởi Toobit.com.vn