Kiến thức cho trader: Chiến lược “mua tin đồn, bán sự thật” là gì?

“Mua tin đồn, bán sự thật” là một câu ngạn ngữ đã tồn tại trong giới kinh doanh từ rất lâu nhưng nó chưa bao giờ cũ. Đến tận bây giờ, khi giới kinh doanh ngày càng xuất hiện nhiều loại hình đầu tư mới thì câu ngạn ngữ này lại càng được áp dụng nhiều hơn. Đặc biệt đối với giới trader tiền điện tử thì đây là một trong những chiến lược quan trọng để quyết định sự thành-bại.

Lưu ý: Đây là một bài viết dựa trên thị trường ngoại hối, nhưng Blogtienao thiết nghĩ các trader tiền điện tử có thể từ bài viết này rút ra một số kinh nghiệm cùng kiến thức cho bản thân.

“Mua tin đồn, bán sự thật” là gì?

“Mua tin đồn, bán sự thật” là một lời khuyên đến từ các nhà đầu tư giao dịch trên thị trường chứng khoán từ nhiều năm trước.

Nó liên quan đến một tình huống: giá của một cổ phiếu sẽ tăng cao hơn do được các nhà đầu tư mua vào khi họ nghe được một tin đồn “nội bộ” của một công ty nào đó.

Tin đồn có thể là công ty A đang được mua lại bởi một công ty B hoặc thu nhập của công ty C dự kiến ​​sẽ cao hơn nhiều so với dự đoán. Giới đầu tư nghe được tin đồn và bắt đầu mua với niềm tin rằng tin đồn này cuối cùng sẽ trở thành sự thật và họ sẽ kiếm được một số tiền đáng kể. Đó chính là “mua tin đồn”.

Bây giờ về phần “bán sự thật” của câu nói. Sau khi các tin đồn bị vỡ lẽ chỉ là fake news, các khoản thu nhập thực tế của công ty đó hoàn toàn tiêu cực thay vì tích cực, điều này sẽ khiến mọi người bắt đầu bán số lượng lớn cổ phiếu vì họ không chắc rằng giá cổ phiếu này sẽ tăng lên.

Trong thị trường ngoại hối, “mua tin đồn, bán sự thật” được diễn giải khác một chút, chủ yếu là vì tin đồn không hề phổ biến và đại đa số trader sẽ không đặt giao dịch dựa trên những tin đồn họ đã nghe.

Tuy nhiên, những gì các trader sẽ làm là đặt giao dịch trên một dự đoán về một tin tức sắp được công bố.

Các trader xem các bản tin như một cách kiếm tiền nhanh chóng, bạn có thể đã thấy một khoảng cách lớn mà thị trường di chuyển khi những thứ như tin tức về chỉ số kinh tế NFP hoặc FOMC (Ủy ban Thị trường Mở Liên bang) xuất hiện. Điều này cũng giống như bên thị trường tiền điện tử; mỗi khi có những tin tức tích cực về SEC, ETF sẽ được chấp thuận, thị trường tương lai,… là y như rằng giá các đồng coin lại pump mạnh. Các trader cố gắng dự đoán hướng mà tin tức sẽ làm cho thị trường di chuyển bằng cách phân tích những dự báo trong số tin tức được phát hành tiếp theo và phân tích thị trường.

Đây là lời giải thích cơ bản trong việc trader “mua tin đồn”, họ sẽ xem xét những dự báo và nghĩ rằng giá sẽ di chuyển theo hướng mà những dữ liệu ấy cho thấy. Và cuối cùng, khi tin tức được tung ra, tất cả các trader mua (hoặc bán tùy thuộc vào dữ liệu họ phân tích) và giá sẽ di chuyển theo hướng dữ liệu đã chỉ ra.

Bây giờ đến phần “bán sự thật”. Nếu dữ liệu dự báo ấy tích cực đối với một loại tiền tệ, sẽ có rất nhiều trader đưa ra lệnh mua ngay trước khi tin tức được tung ra, trader ngân hàng sẽ đi vào thị trường và đặt lệnh bán. Có thể bạn đã thấy điều này xảy ra trước đây nếu bạn đã xem những tin tức về thị trường này trong các bản tin lớn, chuyên nghiệp.

Rồi tin tức dược tung ra, giá sẽ có một bước di chuyển lớn theo một hướng trước khi đột nhiên di chuyển theo hướng ngược lại, khi đó bạn sẽ thấy những bấc dài (đường thẳng dài) trên các nến.

Đây chính là hiện tượng “mua tin đồn, bán sự thật”: giá tăng mạnh ngay sau khi tin tức xuất hiện => trader mua tin đồn; và ngay sau đó giá giảm mạnh => trader bán sự thật.

Điều quan trọng là phải biết khi nào “mua tin đồn, bán sự thật” hay khi nào “bán tin đồn, mua sự thật”. “Bán tin đồn, mua sự thật” sẽ diễn ra nếu tin đồn ấy tiêu cực đối với giá của một đồng tiền.

Ví dụ về “mua tin đồn, bán sự thật”

Bây giờ chúng ta sẽ xem xét một ví dụ thực tế về những người mua tin đồn và sau đó bán sự thật.

Ở đây chúng tôi có một thanh pin giảm được hình thành do phát hành NFP vào ngày 6 tháng 5.

Chúng ta thấy rõ ràng từ thanh pin giảm này có một bấc dài. Bấc báo cho chúng ta biết tại một thời điểm nào đó trong quá trình hình thành đà giảm giá, thị trường đã từng tăng mạnh.

Câu hỏi được đặt ra ở đây là điều gì khiến mọi người mua vào và sau đó bán ra với số lượng lớn như vậy?

Câu trả lời là các trade nghĩ rằng số kinh tế NFP sẽ âm tính với USD, nghĩa là khiến giá đồng đô đi xuống.

Nếu bạn nhìn lại ngày hôm đó, bạn sẽ thấy số dự báo cho NFP là 205.000, thấp hơn con số được đưa ra trong báo cáo NFP trước đó. Điều này có nghĩa là nếu con số được dự đoán là đúng thì giá EUR/USD sẽ tăng lên vì tin tức tiêu cực đối với giá USD.

Ngay trước khi NFP được phát hành, các trader sẽ xem xét số liệu dự báo và thấy rằng nó dự kiến ​​sẽ tồi tệ hơn phiên trước, họ sẽ sẵn sàng mua bằng cách sử dụng lệnh thị trường* với kỳ vọng giá sẽ tăng khi tin tức được phát hành.

*Lệnh thị trường (Market Order) là yêu cầu mua hoặc bán ngay lập tức tài sản tài chính theo giá thị trường mà nhà môi giới nhận được từ khách hàng.

Ngay sau khi NFP được phát hành, tất cả các trader mua và giá tăng mạnh, tuy nhiên xu hướng tăng mạnh sẽ không liên tục, nó sẽ phải đi theo từng giai đoạn và thị trường sẽ thấy có một thời gian “êm ả” trước khi thực hiện một động thái lớn khác.

Kích thước của động thái tăng lên do các trader mua vào, khiến cho một số lượng lớn các trader khác cũng nhảy vào đặt lệnh mua vì họ cảm thấy giá chắc chắn sẽ tiếp tục tăng cao hơn.

Vào thời điểm thị trường đã tăng lên với một khoảng cách lớn, thì cũng là lúc các ngân hàng đã quyết định được số liệu thích hợp đối với NFP, số liệu này thức tế lại là tích cực đối với đồng đô, chính vì thế giá thị trường EUR/USD sẽ phải giảm để phản ánh đúng điều này.

Các ngân hàng sẽ không bán trừ khi họ là những kẻ không biết tận dụng cơ hội kiếm tiền. Cách duy nhất để họ kiếm tiền là khi người khác mất tiền và họ biết khi nào họ nên đặt lệnh bán, giá sẽ giảm và tất cả các trader đặt lệnh mua khi NFP được phát hành sẽ buộc phải ôm những khoản lỗ. Cuối cùng, các trader ngân hàng gom về những khoản lợi nhuận từ các trader “xấu số” trên.

Đọc đến đây, tôi tin chắc hẳn bạn đang liên tưởng đến đợt pump-dump mạnh của Bitcoin trong giai đoạn cuối năm 2017-đầu năm 2018. Thực tế thì cả hai trường hợp này chẳng khác gì nhau là mấy.

Bạn có thể thấy trong thời gian kể từ khi phát hành NFP này ra giá của EUR/USD đã giảm đáng kể có nghĩa là chắc chắn các trader ngân hàng đã đặt lệnh bán khi NFP được phát hành.

Nhưng điều kỳ lạ ở đây là số liệu thực tế của bản phát hành này hoàn toàn tiêu cực đối với giá USD, nghĩa là những số liệu dự báo là đúng, không hề sai. Vì vậy, thực sự là tin đồn là đúng và các trader đã thực sự đã đưa ra quyết định chính xác. Thế vì sao giá vẫn giảm? Đơn giản là vì các ngân hàng đã “thao túng” các con số, điều hướng thị trường theo ý của họ.

Tóm lại

Tôi hy vọng với bài viết này tôi đã cho bạn một sự hiểu biết tốt hơn về những gì được gọi là “mua tin đồn, bán sự thật” hoặc “bán tin đồn, mua sự thật”. Thật không may nó không thực sự là lời khuyên vì không có bất kỳ cách nào có thể dùng để xác định xem các ngân hàng sẽ đi vào thị trường và sẽ mua hay bán khi một sự kiện tin tức được phát hành.

Chỉ sau khi tin tức được công bố, chúng ta mới biết chuyện gì đang xảy ra. Tuy nhiên, tôi nghĩ từ những dữ liệu chúng ta sẽ có một chút gợi ý về hướng mà giá có khả năng sẽ di chuyển trong tương lai gần.

Theo Forexmentoronline
Biên dịch bởi Toobit.com.vn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM