Trong nền kinh tế, khi xảy ra lạm phát làm cho khu vực đó có một cuộc sống rất khó khăn. Và điển hình cho việc đó là đất nước Venezuela, tại đó đang bị siêu lạm phát lên tới 1.000.000%.
Khi mua một đồ dùng cơ bản như bánh mì, kem đánh răng thì phải mang cả bao tải tiền đi mới đủ đề mua chúng.
Điều đó có thể thấy đây là một vấn đề nan giải đối với nền kinh tế nhiều quốc gia trên thế giới. Nhưng không phải ai cũng hiểu lạm phát là gì? Cách tính toán, đo lường như thế nào?
Nguyên nhân? Những tác động đối với kinh tế và Cách khắc phục chúng. Tất cả những kiến thức đó sẽ được Blog tiền ảo chia sẻ dưới đây.
Lạm phát là gì?
Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo một khoảng thời gian nhất định, làm cho đồng tiền bị mất giá trị hơn so với trước.
Khi mức giá chung tăng cao, vẫn với một số tiền nhất định thì sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây. Do đó nó còn phản ánh sự suy giảm sức mua của đồng tiền.
Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát được hiểu là sự giảm giá trị đồng tiền của quốc gia này so với đồng loại của quốc gia khác.
Đây là một hiện tượng kinh tế tự nhiên xảy ra ở tất cả nền kinh tế dùng tiền mặt để làm trung gian thanh toán. Đơn vị tính của là phần trăm (%). Hiện nay, lạm phát có 3 mức độ gồm:
- Tự nhiên: 0 – dưới 10%
- Phi mã: 10% đến dưới 1000%
- Siêu lạm phát: trên 1000%
Trên thực tế, các quốc gia chỉ kỳ vọng chỉ xảy ra khoảng 5% trở xuống là con số lý tưởng.
Một số khái niệm khác liên quan
Thuật ngữ “lạm phát” ban đầu được sử dụng để chỉ sự gia tăng số lượng tiền trong lưu thông. Hiện nay một số nhà kinh tế vẫn sử dụng từ này theo cách này.
Tuy nhiên, hầu hết các nhà kinh tế hiện nay đều sử dụng thuật ngữ “lạm phát” để chỉ một sự gia tăng trong mức giá.
Để phân biệt với sự tăng giá cả, mà cũng có thể được gọi cho rõ ràng là ‘lạm phát giá cả’.Các khái niệm kinh tế khác liên quan đến bao gồm:
- Giảm phát– là sự sụt giảm trong mức giá chung.
- Thiểu phát– là làm giảm tỷ lệ.
- Siêu lạm phát– là một vòng xoáy ngoài tầm kiểm soát.
- Tình trạng lạm phát– là một sự kết hợp của nhiều vấn đề. Tăng trưởng kinh tế chậm và thất nghiệp cao.
- Tái lạm phát– là một sự nỗ lực nâng cao mức giá chung để chống lại áp lực giảm phát.
Nguyên nhân gây ra lạm phát
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó “lạm phát do cầu kéo” và “do chi phí đẩy” được coi là hai nguyên nhân chính.
Cân đối thu chi là việc làm cần thiết để tránh khỏi khi xảy ra. Chi tiết các nguyên nhân như sau”
Do cầu kéo
Khi nhu cầu của thị trường về một mặt hàng nào đó tăng lên sẽ kéo theo sự tăng lên về giá cả của mặt hàng đó. Giá cả của các mặt hàng khác cũng theo đó mà leo thang. Dẫn đến sự tăng giá của hầu hết các loại hàng hóa trên thị trường.
Lạm phát do sự tăng lên về cầu (nhu cầu tiêu dùng của thị trường tăng) được gọi là “lạm phát do cầu kéo”. VD: như giá xăng tăng lên, kéo theo rất nhiều sản phẩm khác tăng theo như giá cước taxi, giá hoa quả…
Do chi phí đẩy
Chi phí đẩy của các doanh nghiệp bao gồm tiền lương, giá cả nguyên liệu đầu vào, máy móc, chi phí bảo hiểm cho công nhân, thuế… Khi giá cả của một hoặc vài yếu tố này tăng lên thì tổng chi phí sản xuất của các doanh nghiệp chắc chắn cũng tăng lên.
Vì thế mà giá thành sản phẩm cũng sẽ tăng lên nhằm bảo toàn lợi nhuận. Như thế là mức giá chung của toàn thể nền kinh tế cũng sẽ tăng.
Do cơ cấu
Với ngành kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp tăng dần tiền công “danh nghĩa” cho người lao động. Nhưng cũng có những nhóm ngành kinh doanh không hiệu quả. Các doanh nghiệp cũng theo xu thế đó buộc phải tăng tiền công cho người lao động.
Nhưng vì những doanh nghiệp này kinh doanh kém hiệu quả. Nên khi phải tăng tiền công cho người lao động, các doanh nghiệp này buộc phải tăng giá thành sản phẩm. Việc này để đảm bảo mức lợi nhuận và phát sinh lạm phát.
Do cầu thay đổi
Khi thị trường đang giảm nhu cầu tiêu thụ về một mặt hàng nào đó. Sẽ dẫn đến lượng cầu về một mặt hàng khác lại tăng lên. Và nếu thị trường có người cung cấp độc quyền về giá cả có tính chất cứng nhắc (chỉ có thể tăng mà không thể giảm).
Như giá điện ở Việt Nam), thì mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn không giảm giá. Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá. Kết quả là mức giá chung tăng lên, dẫn đến lạm phát.
Do xuất khẩu
Khi xuất khẩu tăng, dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung (thị trường tiêu thụ lượng hàng nhiều hơn cung cấp).
Khi đó sản phẩm được thu gom cho xuất khẩu khiến lượng hàng cung cho thị trường trong nước giảm (hút hàng trong nước) khiến tổng cung trong nước thấp hơn tổng cầu. Khi tổng cung và tổng cầu mất cân bằng sẽ nảy sinh lạm phát.
Do nhập khẩu
Khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng (do thuế nhập khẩu tăng hoặc do giá cả trên thế giới tăng) thì giá bán sản phẩm đó trong nước sẽ phải tăng lên. Khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên sẽ hình thành lạm phát.
Lạm phát tiền tệ
Khi lượng cung tiền lưu hành trong nước tăng, chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền trong nước khỏi mất giá so với ngoại tệ.
Hay do ngân hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước làm cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên cũng là nguyên nhân gây ra lạm phát.
Phương pháp đo lường phổ biến
Lạm phát được đo lường bằng cách theo dõi sự thay đổi giá cả của một lượng lớn các hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế, thông thường dựa trên dữ liệu được thu thập bởi các tổ chức Nhà nước,…
Giá cả của các loại hàng hóa và dịch vụ được tổ hợp với nhau để đưa ra một chỉ số giá cả đo mức giá cả trung bình, là mức giá trung bình của một tập hợp các sản phẩm. Tỷ lệ lạm phát là tỷ lệ phần trăm mức tăng của chỉ số này.
Không tồn tại một phép đo chính xác duy nhất cho chỉ số lạm phát. Giá trị của chỉ số này phụ thuộc vào tỷ trọng mà người ta gán cho mỗi hàng hóa trong chỉ số. Cũng như phụ thuộc vào phạm vi khu vực kinh tế mà nó được thực hiện.
Hiện nay, thước đo lạm phát phổ biến nhất chính là chỉ số giá tiêu dùng CPI (consumer price index). Đây là chỉ số đo giá cả của một số lượng lớn các loại hàng hóa và dịch vụ. Bao gồm thực phẩm, lương thực, chi trả cho các dịch vụ y tế…, được mua bởi “người tiêu dùng thông thường”.
Ví dụ: Vào tháng 1 năm 2016, chỉ số giá tiêu dùng CPI của Mỹ là 202,416 USD; và vào tháng 1 năm 2017 thì chỉ sổ CPI là là 211,080 USD. Sử dụng công thức để tính toán tỷ lệ phần trăm lạm phát hàng năm bằng chỉ số CPI trong suốt năm 2017 là:
((211,080 – 202,416)/ 202,416) x 100% = 4.28%
Từ đó ta ra kết quả là tỷ lệ lạm phát đối với CPI trong khoảng thời gian một năm này là 4,28%. Nghĩa là mức giá chung cho người tiêu dùng điển hình của Mỹ trong 2017 đã tăng khoảng hơn 4% so với năm 2016.
Tác động đến nền kinh tế
Ảnh hưởng đến các nền kinh tế theo nhiều cách tích cực và tiêu cực khác nhau. Trong đó:
– Tác động tiêu cực của lạm phát là tạo ra sự gia tăng chi phí cơ hội của việc tích trữ tiền. Sự không chắc chắn về tình hình lạm phát trong tương lai có thể ngăn cản quyết định đầu tư và tiết kiệm.
Nếu lạm phát tăng trưởng đủ nhanh, sự khan hiếm của hàng hóa sẽ khiến người tiêu dùng bắt đầu lo lắng về việc giá cả sẽ tăng cao trong thời gian tới.
– Tác động tích cực trong một vài trường hợp có thể làm giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp dựa trên giá cả cứng nhắc.
Nhưng tác động tích cực không nhiều mà chủ yếu là tác động tiêu cực. Vì vậy mà các chính phủ của các nước luôn tìm cách để khắc phục lạm phát ở mức độ cho phép.
Cách kiểm soát
Có nhiều phương pháp và chính sách đã và đang được sử dụng để kiểm soát lạm phát. Bao gồm:
– Giảm lượng tiền giấy lưu thông để giảm bớt lượng nhà rỗi dư thừa bằng cách:
+ phát hành trái phiếu
+ tăng lãi suất tiền gửi
+ giảm sức ép lên giá cả, hàng hóa dịch vụ,..
=> để từ đó làm giảm lạm phát; giảm lượng tiền là biện tình thế trong thời gian ngắn nhất
– Thi hành chính sách tài chính thắt chặt như:
+ tạm hoãn các khoản chưa chưa cần thiết.
+ cân đối lại ngân sách Nhà nước
+ cắt giảm chi tiêu
– Tăng quỹ hàng hóa tiêu dùng để cân đối với số lượng tiền có trong lưu thông
+ khuyến khích tự do mậu dịch
+ giảm thuế quan
+ các biện pháp hàng hóa từ ngoài vào
– Đi vay viện trợ nước ngoài
– Cải cách tiền tệ
Có hay không đồng tiền giảm lạm phát?
Khi mà hầu hết các quốc gia đều tìm cách để đồng tiền của quốc gia không bị lạm phát. Nhưng có một đồng tiền được cho rằng là đồng tiền giảm lạm phát.
Đó chính là đồng tiền ảo Bitcoin!
Điều này cũng dễ hiểu bởi vì nó có các tính chất của nó như:
- Nguồn cung cố định
- Cơ chế giảm nguồn cung
Chính sự đặt biệt này làm cho nó trở thành đồng tiền đầu tiên giảm lạm phát.
Lời kết
Trên đây là bài viết “Lạm phát là gì? Nguyên nhân, tác động và cách kiểm soát lạm phát” của Blog tiền ảo, Hy vọng qua bài viết bạn có thêm được nhiều kiến thức bổ ích, một khái niệm kinh tế rất quen thuộc
Hãy để lại bình luận bên dưới của Blog tiền ảo nhé, chúng tôi sẽ cùng bạn thảo luận thêm. Và đừng quên cho mình một Like, Share và đánh giá 5 sao bên dưới nhé. Chúc bạn thành công.
Toobit.com.vn tổng hợp