Lo sợ cách mạng, chính phủ Myanmar muốn cấm tiền điện tử và VPN

Theo The Register, bất kỳ ai ở Myanmar bị bắt gặp sử dụng tiền điện tử hoặc mạng riêng ảo (VPN) có thể phải đối mặt với ba năm tù giam và tiền phạt nặng nếu chính phủ quân sự của đất nước thông qua luật an ninh mạng mới.

Dự luật đã được đưa ra vào ngày 13 tháng 1, dự định sẽ hình sự hóa các phương pháp được những người ủng hộ dân chủ sử dụng để tổ chức, giao tiếp và hỗ trợ.

Theo các quy định mới:

  • Sử dụng VPN mà không có giấy phép quân sự có nguy cơ bị tù từ 1 đến 3 năm và bị phạt 5 triệu Kyat (2.800 USD).
  • Giao dịch qua tiền điện tử phải đối mặt với án tù từ sáu tháng đến một năm và bị phạt tiền tương tự.
  • Các nhà cung cấp dịch vụ Internet phải chia sẻ hồ sơ internet của công dân nếu cơ quan chức năng yêu cầu.

Sau cuộc đảo chính quân sự năm ngoái , các công dân ủng hộ dân chủ đã tận dụng VPN để trốn tránh sự giám sát và kiểm duyệt internet do quân đội áp đặt, vốn vẫn chặn quyền truy cập vào các trang mạng xã hội.

Chính phủ lưu vong của Myanmar, Chính phủ Thống nhất Quốc gia (NUG), tháng trước đã thừa nhận stablecoin Tether là một phương tiện để giao dịch bên ngoài đồng tiền pháp định do chính phủ quân sự kiểm soát, đồng Kyat.

NUG hiện đang gây quỹ để tài trợ cho tham vọng giành lại quyền kiểm soát giữa các cuộc biểu tình kéo dài 11 tháng.

Nỗ lực của Myanmar trong đàn áp tiền điện tử

Ngân hàng trung ương Myanmar đã ngăn các ngân hàng của nước này cung cấp dịch vụ tiền điện tử kể từ tháng 5 năm 2020.

Nhưng phiên bản năm nay của luật an ninh mạng đặt ra các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn đối với hoạt động internet.

Một người dùng trên Myanmarese Reddit giải thích rằng người dân địa phương sử dụng VPN để truy cập các phương tiện truyền thông xã hội bị cấm (Facebook và Twitter) để “lan truyền tin tức về những gì đang xảy ra ở Myanmar,” đặc biệt là những hành động tàn bạo do chính quyền quân sự gây ra .

Nỗ lực thông qua một dự luật tương tự vào tháng Hai năm ngoái đã vấp phải sự phản đối của Liên đoàn Phòng Thương mại và Công nghiệp Myanmar.


Xem thêm:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM