Lệnh cấm mới nhất đối với tiền điện tử từ Nga đã vấp phải sự chỉ trích từ một số tên tuổi lớn, bao gồm nhà sáng lập Telegram Pavel Durov.
Vào ngày 20/1, Ngân hàng Trung ương Nga đã công bố một đề xuất cấm toàn diện đối với hoạt động khai thác và kinh doanh tiền điện tử trong nước. Theo đề xuất, rủi ro mà thị trường tiền điện tử mang lại sẽ “cao hơn nhiều đối với các thị trường mới nổi, bao gồm cả Nga”.
Tuy nhiên, có vẻ như đề xuất trên không được chấp nhận rộng rãi trong nước. Trong một bài viết được đăng trên kênh Telegram cá nhân của mình vào ngày 22/1, nhà sáng lập Telegram, Pavel Durov tuyên bố đề xuất của ngân hàng trung ướng sẽ “phá hủy một số lĩnh vực trong nền kinh tế công nghệ cao”. Ông nói thêm:
“Lệnh cấm như vậy chắc chắn sẽ làm chậm sự phát triển của công nghệ blockchain nói chung. Những công nghệ mới này cải thiện tính hiệu quả và tính an toàn của nhiều hoạt động của con người, từ tài chính đến nghệ thuật”.
Mặc dù Durov thừa nhận “mong muốn điều chỉnh việc lưu thông tiền điện tử là điều đương nhiên đối với bất kỳ cơ quan tài chính nào”, nhưng ông kết luận “lệnh cấm như vậy không có khả năng ngăn chặn những tay tội phạm muốn sử dụng tiền điện tử trong các hoạt động phi pháp, mà nó sẽ chấm dứt các dự án hợp pháp của Nga trong lĩnh vực này.”
Trong khi đó, trong một bài đăng trên Telegram vào ngày 20/1, Volkov – tham mưu trưởng của nhà lãnh đạo Alexei Navalny đã viết:
“Về mặt kỹ thuật, cấm tiền điện tử cũng giống như cấm chuyển tiền giữa người với người (tức là không thể) … Đúng vậy, họ có thể gây khó khăn cho việc gửi tiền trên các sàn giao dịch tiền điện tử, nhưng các dịch vụ trung gian sẽ xuất hiện để thực hiện việc này thông qua các khu vực pháp lý nước ngoài. Khi ấy chi phí giao dịch sẽ tăng lên. Tôi đoán vậy”.
Ngoài ra, Volkov cũng tin lập luận mà Bloomberg đã đưa ra, đó là Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) chính là công cụ thúc đẩy lệnh cấm vì tiền điện tử có thể được sử dụng để tài trợ cho “các tổ chức đối lập và cực đoan.”
Có thể bạn quan tâm: