Phân tích kỹ thuật là gì?
Phân tích kỹ thuật là phương pháp được sử dụng để dự đoán biến động giá trong tương lai của chứng khoán, tiền tệ, crypto dựa trên dữ liệu thị trường.
Đây là một trong 3 cách phổ biến mà các trader dùng để phân tích thị trường forex, trade coin,…
Cùng với nó là phân tích cơ bản và phân tích cảm tính. Nhưng có rất nhiều điểm khác biệt mà mình sẽ giải thích trong bài viết để anh em dễ hiểu.
Xem ngay: Phân tích thị trường là gì? 3 cách phân tích phổ biến và hiệu quả nhất
Việc dự đoán biến động giá trong tương lai này dựa vào việc dự đoán giá trong quá khứ. Tuy nhiên đây không phải là một dự đoán chính xác tuyệt đối. Nó chỉ giúp anh em xác định một cách tương đối để có chiến lược giao dịch hiệu quả.
Hai thành phần chính để phân tích kỹ thuật:
- Các khung thời gian được xem xét.
- Các chỉ số kỹ thuật cụ thể mà nhà giao dịch chọn để sử dụng.
Cơ sở của phân tích kỹ thuật
Để đưa ra được dự đoán biến động giá trong tương lai cần có chiến lược đầu tư. Chính “Lý thuyết Dow” đặt nền móng cho những thứ được gọi là phân tích kỹ thuật. Vì thế trích dẫn được từ lý thuyết Dow thì có các lý thuyết nổi bật như sau:
- Giá cả phản ánh toàn bộ thông tin thị trường.
- Giá thay đổi theo xu hướng cụ thể, không phải ngẫu nhiên.
Giá cả phản ánh toàn bộ thông tin thị trường
Các nhà phân tích tin rằng giá hiện tại sẽ phản ánh toàn bộ thông tin từ các yếu tố thị trường rộng lớn và tâm lý thị trường. Bởi vị nó đại diện cho một giá trị hợp lý và tạo thành cơ sở để phân tích.
Giá thay đổi theo xu hướng cụ thể, không phải ngẫu nhiên
Cho dù đó là trên cơ sở ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn. Chiến lược giao dịch kỹ thuật chủ yếu dựa trên giả định rằng giá cả có thể sẽ lặp lại một xu hướng trong quá khứ. Giá quá khứ báo hiệu hành động giá trong tương lai.
Các nhà giao dịch kỹ thuật tin rằng hành động giá hiện tại hoặc quá khứ trên thị trường là chỉ số đáng tin cậy nhất về hành động giá trong tương lai.
Phân tích kỹ thuật không chỉ được sử dụng bởi các thương nhân. Nhiều nhà giao dịch cơ bản sử dụng phân tích cơ bản để xác định xem có nên mua vào thị trường hay không. Nhưng để đưa ra quyết định đó, họ sử dụng phân tích kỹ thuật để xác định mức giá mua vào tốt và rủi ro thấp.
Phân tích biểu đồ trên các khung thời gian
Các nhà giao dịch kỹ thuật phân tích biểu đồ giá để cố gắng dự đoán biến động giá.
Các khung thời gian phổ biến mà các nhà phân tích kỹ thuật thường xuyên kiểm tra nhất bao gồm: 5 phút, 15 phút, hàng giờ, 4 giờ và biểu đồ hàng ngày.
Khung thời gian để nghiên cứu thường được xác định theo phong cách giao dịch cá nhân:
- Các nhà giao dịch mở và đóng các vị thế giao dịch trong một ngày. Ưu tiên phân tích chuyển động giá trên các biểu đồ khung thời gian ngắn hơn. Chẳng hạn như biểu đồ 5 phút hoặc 15 phút,…
- Các nhà giao dịch dài hạn nắm giữ vị thế thị trường trong thời gian dài có xu hướng phân tích thị trường bằng các biểu đồ hàng giờ, 4 giờ, hàng ngày hoặc thậm chí hàng tuần.
Khi anh em đang tìm cơ hội kiếm lợi nhuận từ biến động giá xảy ra trong một ngày giao dịch. Sự biến động giá trong khung thời gian 5 phút, 15phút có ảnh hưởng lớn cho việc này.
Tuy nhiên, cùng một biến động giá được xem trên biểu đồ hàng ngày có thể không đặc biệt quan trọng với anh em. Hay đơn giản, đó là chỉ định cho mục đích giao dịch dài hạn.
Ví dụ về sử dụng khung thời gian
Ở biểu đồ của XAG/USD (bạc) trên khung thời gian hàng ngày. Giá của nó giao dịch trong phạm vi khoảng 16.53 đến 19.65 diễn ra trong nhiều tháng. Một nhà đầu tư muốn mua bạc thì sẽ chừo nó xuống vùng 16.53 để mua.
Cùng phạm vi giao dịch đó được xem xét trên khung thời gian hàng giờ. Kết quả cho thấy một xu hướng giảm ổn định. Các nhà giao dịch ngắn hạn trong ngày sẽ ngại việc mua bạc khi hành động giá biểu thị như thế trên biểu đồ hàng giờ.
Các chỉ số kỹ thuật
Các chỉ báo kỹ thuật là các tín hiệu, hay các mô hình được tạo ra bởi giá cả, khối lượng được sử dụng bởi những nhà phân tích kỹ thuật hay thương nhân,…
Bằng cách phân tích dữ liệu giá trong quá khứ, các nhà phân tích kỹ thuật sử dụng các chỉ số để dự đoán biến động giá trong tương lai. Các chỉ số đó bao gồm:
- Chỉ báo về xu hướng liên quan đến đến độ trễ, đo lường sức mạnh và hướng của xu hướng. Xu hướng được coi là tăng khi giá di chuyển trên mức trung bình. Còn khi giá di chuyển dưới mức trung bình thì được coi là xu hướng giảm. Cụ thể là đường trung bình động (MA), đường trung bình hội tụ phân kỳ (MACD).
- Chỉ báo sớm, giúp xác định tốc độ và khối lượng biến động giá bằng cách so sánh giá theo thời gian. Loại này nói về chỉ báo Stochastic, chỉ báo sức mạnh tương đối (RSI).
- Chỉ số đo lường tỷ lệ biến động giá dựa trên mức giá lịch sử cao nhất và thấp nhất. Đó là Bollinger band và chỉ báo độ lệch chuẩn (standard deviation).
Phân tích kỹ thuật được sử dụng như thế nào?
Bằng cách sử dụng các mẫu biểu đồ và tính toán khác nhau, có thể phát hiện xu hướng thị trường và dự đoán các biến động trong tương lai.
Phân tích kỹ thuật được áp dụng phổ biến nhất cho thay đổi giá. Nhưng một số nhà phân tích sử dụng để theo dõi khối lượng giao dịch và các phép đo lường thị trường khác.
Giá lịch sử và tâm lý thị trường là những chỉ số rất lớn về việc giá sẽ sớm tăng hay giảm. Đây cũng là sự tin tưởng của chúng ta với phân tích kỹ thuật.
Nếu áp dụng phân tích kỹ thuật, điều quan trọng là chọn chiến lược hoặc hệ thống giao dịch phù hợp nhất. Nên bạn luôn phả tìm cách tiếp cận một cách chính xác và phù hợp nhé.
Ưu điểm và nhược điểm của phân tích kỹ thuật
Ưu điểm
Có thể xác định các tín hiệu cho xu hướng giá trong một thị trường. Các nhà giao dịch cần xây dựng một phương pháp để xác định điểm ra vào thị trường tốt nhất. Việc sử dụng các công cụ phân tích kỹ thuật là một cách phổ biến để làm việc đó.
Dựa vào các công cụ, nhà giao dịch đã tạo ra các quy tắc giao dịch tự hoàn thiện. Khi càng nhiều nhà giao dịch sử dụng cùng các chỉ số để tìm ra mức hỗ trợ và kháng cự, sẽ có nhiều người mua và người bán tập trung tại một điểm giá. Khi đó các mô hình chắc chắn sẽ được lặp lại.
Nhược điểm
Hành vi thị trường không thể đoán trước. Không có gì đảm bảo rằng mọi hình thức phân tích kỹ thuật sẽ chính xác tuyệt đối. Mặc dù mô hình giá lịch sử đã cho chúng ta cái nhìn sâu sắc về biến động giá.
Nên kết hợp các chỉ số và công cụ phân tích để có được mức độ đảm bảo cao nhất. Cũng cần có chiến lược quản lý rủi ro để bảo vệ chống lại các chuyển động giá bất lợi.
Kết luận
Mình vẫn muốn nhắc lại: “Không một chỉ số hay phương pháp phân tích kỹ thuật nào có độ chính xác 100%”. Tuy nhiên, nếu biết sử dụng kết hợp một cách hợp lý chắc chắn sẽ giúp cải thiên được lợi nhuận. Vậy nên cố gắng luyện tập để hình thành cho bản thân một phong cách giao dịch hiệu quá nhé. Thanks!