POINTPAY – Cách mạng hóa mô hình ngân hàng truyền thống

POINTPAY - CÁCH MẠNG HÓA MÔ HÌNH NGÂN HÀNG TRUYỀN THỐNG

Hiện nay, các công nghệ tài chính mới (Fintech) liên tục ra đời và đe dọa lĩnh vực ngân hàng. Những gã khổng lồ công nghệ như Amazon, eBay, Apple và Google cũng không bị bỏ lại phía sau.

Tất nhiên, ngành ngân hàng truyền thống không thể bỏ qua sự thay đổi này. Tuy vậy, ngay khi ngành ngân hàng nghĩ đã trải qua tất cả, tiền mã hóa ra đời.

Để không trở nên lạc hậu, ngành ngân hàng cần phải nhanh chóng thay đổi, bằng cách sử dụng chính công nghệ thách thức sự tồn tại của hệ thống tài chính truyền thống.

Nhiều ngân hàng quyết định ứng dụng công nghệ Blockchain để đối phó với sự cạnh tranh. Dường như không một tổ chức nào muốn bị bỏ lại phía sau, kể cả những tổ chức lớn.

Các ngân hàng trung ương, ngân hàng đầu tư, sàn giao dịch chứng khoán và những lĩnh vực khác thuộc ngành ngân hàng đang tìm kiếm các giải pháp dựa trên Blockchain.

CeFi và DeFi của tiền mã hóa hoạt động như thế nào?

Hệ sinh thái blockchain gồm hai loại: CeFi-tài chính tập trung và DeFi-tài chính phi tập trung. Một vài năm trở lại đây, DeFi và CeFi dần trở nên phổ biến.

Các nền tảng này đều sử dụng hiệu quả công nghệ sổ cái phân tán (Distributed ledger). Và cả hai đều đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp tiền mã hóa. DeFi và CeFi giúp mọi người dễ dàng sử dụng tiền mã hóa. Tuy nhiên, chúng sử dụng các cơ chế hoạt động khác nhau.

Người dùng có thể sử dụng CeFi để cho vay hoặc mượn tiền mã hóa tại các sàn giao dịch công khai. Hệ thống CeFi được thiết kế để đảm bảo giao dịch công bằng, xử lý quy trình mua và bán.

Hiện nay, CeFi xử lý phần lớn các giao dịch tiền mã hóa. Điều này khiến mạng lưới CeFi có vị trí thống trị trong không gian blockchain. Người dùng cần có mật khẩu để đăng nhập vào các nền tảng này, nhưng họ sẽ không được cung cấp khóa cá nhân để truy cập vào tài sản.

Nền tảng CeFi sẽ quản lý tiền thay cho bạn. Vì vậy, người dùng trên nền tảng này chịu rủi ro trong việc để tài sản của mình dưới sự quản lý của bên khác.

Với DeFi, người dùng không cần tin tưởng vào bên thứ ba, mà dựa vào các blockchain phi tập trung thay vì các tổ chức tài chính tập trung. Lợi thế lớn nhất của DeFi là khuyến khích người dùng tin tưởng vào một giao thức thay vì một công ty.

Nói chung, DeFi không có quyền lưu ký. Người nắm giữ hợp đồng thông minh khóa tiền của mình để truy cập các dịch vụ tài chính. Công ty không giữ tài sản. Hơn nữa, dịch vụ này có sẵn dù bạn ở bất cứ quốc gia nào. Vì vậy, không ai có thể ngăn cản một cá nhân sử dụng dịch vụ. Các chuyên gia tài chính có thể truy cập các dịch vụ này mà không cần phải tiết lộ thông tin cá nhân.

Cơ sở hạ tầng của hai nền tảng trên thúc đẩy ngành tài chính trở nên tiên tiến và an toàn, đồng thời cung cấp các giao dịch nhanh chóng và lợi nhuận hấp dẫn. CeFi tồn tại trước khi tiền mã hóa trở nên phổ biến. Trong khi đó, thị trường DeFi còn tương đối mới và đang phát triển nhanh chóng.

Một người mới có thể sẽ thấy khó khăn khi sử dụng DeFi. Bằng cách sử dụng các dịch vụ CeFi, người dùng có thể bảo vệ các cụm từ khóa và quản lý ví mà không cần lo lắng. Đối với những holder mới, sử dụng ngân hàng tiền mã hóa như pointpay có thể là một khởi đầu tuyệt vời.

Blockchain cách mạng hóa ngân hàng truyền thống như thế nào?

Mặc dù là một công nghệ mới, tác động của Blockchain cho đến nay được đánh giá là không thể bỏ qua. Blockchain có khả năng khiến hầu hết lĩnh vực trở nên tốt hơn, từ hệ thống bỏ phiếu, hồ sơ y tế đến cung cấp thực phẩm,… Công nghệ này cung cấp một số lợi thế hiếm có và quan trọng.

Blockchain cung cấp khả năng truy cập, bảo mật và quyền riêng tư. Điều quan trọng không kém, công nghệ này còn cung cấp quyền kiểm soát cho người dùng và công khai các giao dịch.

Khía cạnh phi tập trung của Blockchain còn mang lại cơ hội hiếm hoi và đáng chú ý khác: Chủ sở hữu có quyền tự chủ. Đây là điều rất khó có được trong ngành ngân hàng truyền thống.

Với sự trợ giúp của mạng ngang hàng (P2P) rộng lớn, Blockchain có các nguồn lực cần thiết để xác minh mọi giao dịch.

Sổ cái toàn cầu phân tán không chỉ xác minh mà còn lưu trữ tất cả các giao dịch. Công nghệ này quản lý dựa trên sự kết hợp giữa tính minh bạch, tin cậy và bảo mật. Với những điểm liệt kê ở trên, Blockchain có đủ yếu tố để thay đổi mô hình ngân hàng truyền thống.

Lĩnh vực ngân hàng sẽ kết hợp Blockchain như thế nào?

Ngành ngân hàng đang ngày càng quan tâm đến  Blockchain. Nhiều nơi hiện cố gắng tận dụng lợi thế từ công nghệ này mang lại. Ví dụ:

Citigroup Inc: Công ty thực hiện ba cam kết xoay quanh Blockchain cho đến nay và ra mắt một loại tiền mã hóa có tên CitiCoin.

UBS: Ngân hàng đầu tư Thụy Sĩ có một phòng thí nghiệm blockchain.

Barclays: Công ty tài chính tại Anh quốc đang thực hiện một số thử nghiệm bằng cách thực hiện mô hình startup nội bộ  và quan hệ đối tác cho các dịch vụ tài chính. Công ty cũng tin Blockchain có tính biến đổi.

Banco Santander: Ngân hàng có trụ sở tại Tây Ban Nha đang phát triển một giải pháp để giảm chi phí hoạt động. Công ty dự tính công nghệ blockchain sẽ giúp họ tiết kiệm 20 tỷ USD mỗi năm trước năm 2030.

NASDAQ OMX Group Inc: Tập đoàn có kế hoạch đạt được nhiều thành tựu với Blockchain trên các thị trường vốn. Công nghệ này sẽ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.

BNP Paribas: Ngân hàng đầu tư của Pháp muốn sử dụng Blockchain để xử lý đơn đặt hàng và các quỹ tiền tệ.

Ngoài ra, một số ông lớn khác bao gồm Goldman Sachs Group Inc., Commonwealth Bank of Australia, Westpac, CBW Bank, BNY Mellon, LHV Bank, BBVA, DBS bank, Deutsche Bank, The Bank of England, Standard Chartered và Societe Generale cũng đang nghiên cứu công nghệ này.

Pointpay là gì? Hoạt động như thế nào?

PointPay là một ví dụ về cách một nền tảng áp dụng Blockchain vào lĩnh vực ngân hàng như thế nào. Trên thực tế, nền tảng cũng đang thay đổi cách đầu tư tiền mã hóa sao cho tốt hơn. Do đó, nếu người dùng quan tâm hoặc tham gia vào lĩnh vực này, nền tảng này khá đáng để theo dõi.

Pointpay là một nền tảng công nghệ tài chính ra đời vào năm 2018. Nó hướng đến một hệ thống ngân hàng tiền mã hóa hoàn chỉnh kết hợp với công nghệ Blockchain, đồng thời thúc đẩy việc đầu tư tiền điện tử.

Dự án hiện phát triển tốt theo lộ trình và đã ra mắt 10 sản phẩm tính đến thời điểm này. Trong ngành này, dự án hiện được đánh giá rất cao.

Vậy nền tảng PointPay hoạt động như thế nào. Rất đơn giản, người dùng chỉ cần tạo một tài khoản trên trang web Pointpay để được truy cập vào các tính năng, sử dụng các dịch vụ ngân hàng khác nhau. Nền tảng sẽ giúp bạn tiết kiệm, phát triển và quản lý tài sản kỹ thuật số của mình. Dịch vụ ở đây nhanh hơn và rẻ hơn so với các ngân hàng truyền thống.

Nền tảng hoạt động trên quy mô toàn cầu và bất kể ở nơi đâu, việc chuyển tiền tương đối nhanh chóng. Người dùng có thể sử dụng bất kỳ loại tiền tệ nào. Vì vậy, đừng ngần ngại sử dụng tiền mã hóa, tiền pháp định (fiat), thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ, bất kỳ loại nào hoạt động tốt. Nền tảng có thể là một hệ thống thanh toán, ví, sàn giao dịch hoặc ngân hàng tùy thuộc vào nhu cầu của bạn.

Pointpay phá vỡ mô hình ngân hàng truyền thống như thế nào?

Về đầu tư tiền mã hóa, PointPay là một nền tảng phá vỡ mô hình hoạt động của các ngân hàng truyền thống. Nền tảng cho phép người dùng mở tài khoản mà có thể sử dụng để kiểm tra hoặc lưu giữ tiền mã hóa. Những người dùng gửi tiết kiệm trên nền tảng này sẽ kiếm được lãi kép mỗi ngày.

Hầu hết các loại tiền mã hóa đều có mặt trong nền tảng, bao gồm token PointPay, Tether Gold, Tether USD, Ethereum và Bitcoin. Hệ thống cho phép dễ dàng chuyển tiền giữa tài khoản trên PointPay và ngân hàng. Do tích hợp Blockchain trong lĩnh vực ngân hàng nên nền tảng cũng an toàn.

PointPay Crypto Exchange: Cung cấp cho các trader chuyên nghiệp giao diện người dùng giao dịch tùy chỉnh và thuận tiện.

Ví tiền mã hóa PointPay: Rất hữu ích khi có thể theo dõi sự biến động giá của những tài sản có liên quan đến danh mục đầu tư của người dùng.

Hệ thống thanh toán PointPay: Người dùng có thể mua trực tiếp các loại tiền mã hóa phổ biến như LTC, XRP, USDT, ETH và BTC bằng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ, đổi chúng bằng GBP, EUR và USD,…Và cũng có thể bán chúng với UAH, RUB và USD.

Ứng dụng PointPay Mobile Banking: PointPay có sẵn các ứng dụng di động cho người dùng iOS và Android. Nền tảng cho phép người dùng mua, bán và giao dịch tiền tệ cũng như kiếm tiền lãi hàng ngày.

PointPay Native Off-chain Technology: Đây là một hệ sinh thái đầy ấn tượng. Chúng tích hợp ngân hàng, ứng dụng di động cho ngân hàng tiền mã hóa, hệ thống thanh toán và sàn giao dịch. Do đó, người dùng có thể thực hiện chuyển khoản tức thì cho các đối tác.

Khoản vay tiền mã hóa là gì? Làm thế nào nhận được một khoản vay?

Trong các khoản vay tiền mã hóa, người vay cung cấp tài sản tiền mã hóa của mình làm tài sản thế chấp để đổi lấy khoản vay. Muốn vay tiền mã hóa? Nếu bạn có Bitcoin, bạn có thể vay mà không phải hỏi ngân hàng. Một số ngân hàng tiền mã hóa hiện đang cung cấp hạn mức tín dụng cho các nhà đầu tư. Chủ sở hữu tiền mã hóa có thể nhận được các khoản vay bằng cách cầm cố tài sản của họ.

Hầu hết các chủ sở hữu chọn vay tiền mã hóa thay vì bán tài sản của họ do giá trị của chúng sẽ tăng lên theo thời gian. Ngược lại, nếu người đi vay không trả được khoản vay, người cho vay sẽ yêu cầu họ hoàn trả bằng tài sản đã thế chấp.

Trong PointPay, một khoản vay được hỗ trợ bằng tiền mã hóa luôn có sẵn ngay lập tức, bất kể người dùng ở đâu hay có lịch sử tín dụng như thế nào. Người cho vay thậm chí sẽ không xem xét lịch sử tín dụng khi đánh giá đơn đăng ký của người vay.

Ngoài ra, nếu bạn sở hữu PXP, lãi suất của bạn sẽ thấp hơn những người không sở hữu. Số dư PXP cũng tỷ lệ nghịch với lãi suất. Do đó, số dư PXP càng cao thì tỷ lệ càng giảm.

Với PointPay, người dùng có thể cho vay tiền mã hóa thay vì bán chúng với mức lãi nhỏ. Hơn nữa, điều này sẽ không ảnh hưởng đến thu nhập của người dùng vì vẫn được hưởng các đợt tăng giá thường xuyên của Bitcoin. Cuối cùng, khi người đi vay hoàn trả khoản vay cộng với lãi suất, tất cả số tài sản thế chấp bằng tiền mã hóa sẽ được trả lại.

Giải thích về sàn giao dịch tiền mã hóa Pointpay

PointPay Crypto Exchange tương tự như các sàn giao dịch ngân hàng truyền thống nhưng được dành riêng cho tiền mã hóa. Giao diện người dùng của nền tảng được tùy chỉnh tối ưu để giúp thuận lợi trong việc giao dịch và cho phép người dùng thực hiện “Giao dịch Nhanh”.

Các nhà giao dịch chuyên nghiệp có thể tận dụng các lệnh limit, stop-limit, và market. Mặt khác, người mới bắt đầu sẽ nhận được hướng dẫn để đảm bảo rằng họ nắm vững cách thức giao dịch một cách dễ dàng. Ngoài ra, nền tảng còn có các tính năng tuyệt vời khác như hỗ trợ đa ngôn ngữ, API công khai và hỗ trợ 24/7.

Người dùng mới sẽ thấy mọi thứ thật dễ dàng khi tham gia vào thị trường vì PointPay đơn giản hóa tất cả. Nếu bạn là chủ sở hữu token PXP, sàn giao dịch sẽ cho phép bạn theo dõi mức chiết khấu của mình với quy mô lũy tiến.

Quan trọng không kém, sàn còn có một hệ thống giới thiệu để giúp người dùng tăng thu nhập cùng với đó là việc dễ dàng quảng cáo với banners. Đó là những gì sàn giao dịch tiền mã hóa PointPay cung cấp cho người dùng.

Kết luận

Hiện tại, tương lai của Blockchain trong lĩnh vực ngân hàng có vẻ rất triển vọng. Công nghệ này có thể sẽ được áp dụng rộng rãi vì chúng giải quyết được nhiều vấn đề liên quan đến mô hình ngân hàng truyền thống.

Trên thực tế, các tổ chức tài chính truyền thông cũng đang có kế hoạch đón nhận “làn gió mới” này. Ai không muốn các giao dịch trở nên an toàn, nhanh chóng và ít tốn kém hơn? Đó là lý do tại sao bất kỳ ai có kế hoạch tham gia hoặc đã đầu tư tiền mã hóa nên sẵn sàng trước những thay đổi này.

Pointpay đã và đang tạo ra một hệ sinh thái ngân hàng tuyệt vời và sẽ làm cho các dịch vụ giữa ngân hàng và chủ sở hữu tiền mã hóa trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Vì thế, ICO PointPay đáng được xem xét và sự kiện sẽ mở cửa cho tất cả mọi người đến 30/6/2021. Nếu mua token ngay bây giờ, người dùng rất có thể sẽ thu được một khoản lợi nhuận bằng cách bán chúng khi giá tăng lên.

Đây là một thông cáo báo chí được trả phí, vì thế Blogtienao không xác nhận và không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý đối với bất kỳ nội dung, độ chính xác, chất lượng, quảng cáo, sản phẩm hoặc các tài liệu khác trong bài này. Người đọc nên tự nghiên cứu trước khi thực hiện bất kỳ động thái nào liên quan đến dự án. Blogtienao không chịu trách nhiệm, trực tiếp hoặc gián tiếp, đối với bất kỳ thiệt hại hoặc mất mát nào xảy ra hoặc bị cáo buộc là do hoặc liên quan đến việc sử dụng hoặc dựa vào bất kỳ nội dung, hàng hóa hoặc dịch vụ nào được đề cập trong thông cáo báo chí.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM