Reserve (RSR) là gì? Tổng quan về dự án và đồng tiền điện tử RSR

Reserve (RSR) là gì?

[speaker]

 

Reserve (RSR) là gì? Đây có phải là một đồng coin tiềm năng? Bạn có thể giao dịch chúng ở đâu?… Tất cả các thông tin xoay quanh đến dự án này sẽ được tìm thấy trong bài viết sau. Hãy cùng Blogtienao tìm hiểu nhé!

Reserve Protocol là gì?

Reserve Protocol là một giao thức blockchain tạo ra đồng tiền điện tử ổn định, minh bạch và mang tính toàn cầu.

Giao thức có thể được triển khai trên bất kỳ nền tảng smart contract nào. Dù ban đầu sẽ được triển khai dựa trên Ethereum; nhưng dự án có kế hoạch tạo ra một cầu nối hai chiều, cho phép khả năng tương tác hoàn chỉnh của các token trên giao thức.

Khi đến những bước phát triển cuối cùng, nhóm có kế hoạch phân cấp mạng hoàn toàn.

Reserve Protocol giải quyết vấn đề gì?

Đầu tiên là vấn đề lạm phát. Hiện nay có khá nhiều đồng fiat tại một số quốc gia mất giá nặng nề do nhiều nguyên nhân khác nhau như tham nhũng, nền khủng hoảng kinh tế, sự yếu kém của của các chính phủ. Đây là nguyên do khiến dự án chọn Venezuela làm nơi thử nghiệm cho việc ra mắt ứng dụng thanh toán.

Tiếp theo là nạn tiền giả tràn lan và ngày càng khó phát hiện do công nghệ sản xuất ngày càng tiên tiến.

Cuối cùng là sự thiếu minh bạch và khả năng mở rộng mà các stablecoin xuất hiện trước đó chưa giải quyết triệt để.

Tỷ lệ lạm phát hàng năm của một số quốc giá có đồng tiền bị mất giá

Các giai đoạn phát triển của Reserve Protocol (RSR)

Giai đoạn tập trung: Trong giai đoạn này, Reserve sẽ được hỗ trợ bởi một số lượng nhỏ các token thế chấp, mỗi token này được chốt 1:1 với đồng đô la Mỹ được mã hóa (giống như Tether).

Giai đoạn phi tập trung: Đến thời điểm này, Reserve sẽ được hỗ trợ bởi một loạt tài sản thuộc dạng phi tập trung nhưng vẫn ổn định về giá so với đô la Mỹ.

Giai đoạn độc lập: Đây là giai đoạn mà Reserve không còn được chốt với đồng đô la Mỹ nhằm ổn định sức mua thực của tài sản, bất kể sự biến động giá trị của đồng đô la.

Lộ trình của dự án

Lộ trình Reserve (RSR)

Đồng Reserve 

Reserve Protocol có ba loại token gồm:

Reserve Stablecoin (RSV)

RSV là một tài sản siêu chống lạm phát. Ban đầu tài sản sẽ được chốt 1:1 với USD trước khi được thế chấp với một loạt tài sản được lưu trữ trong “kho tiền” của Reserve trong các giai đoạn sau.

RSV được sử dụng để thực hiện ba chức năng chính sau:

  • Tiết kiệm để chống lại siêu lạm phát
  • Tạo điều kiện chuyển tiền với mức phí rẻ giữa các quốc gia
  • Kích hoạt một hệ sinh thái người bán mạnh mẽ và đáng tin cậy hơn ở các nước đang phát triển.

Như đã đề cập ở trên, nhóm sẽ phân cấp các hoạt động của mạng. Điều đó sẽ được thực hiện trong ba giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn tập trung (từ quý 3 năm 2019): RSV được hỗ trợ bởi USD do quỹ tín thác của bên thứ ba nắm giữ. Ở giai đoạn này, cơ chế phân quyền chưa hoàn thiện và giao thức sẽ áp dụng một sơ đồ thế chấp ngoài chuỗi tương tự như của Tether nhưng với các hoạt động minh bạch.
  • Giai đoạn phi tập trung (năm 2020): RSV được hỗ trợ bởi một loạt tài sản blockchain khác nhau với mục đích duy trì trạng thái cân bằng với USD.
  • Giai đoạn độc lập (sau năm 2020): RSV lúc này hoàn toàn độc lập, có sức mua mạnh mẽ và không còn duy trì tỷ giá với USD. Là một stablecoin dễ tiếp cận, mạnh về mặt kinh tế nên chúng có thể phục vụ người dùng bất kể sự biến động giá của USD.

Tóm lại, đây là stablecoin của giao thức và được dùng để thanh toán hàng ngày.

Reserve Rights Token (RSR)

RSR là token được sử dụng với mục đích giúp RSV ổn định về giá. Bên cạnh đó, trong cả 3 token thuộc dự án thì đây chính là token được niêm yết trên các sàn giao dịch để người dùng đầu tư.

RSR được sử dụng để thực hiện hai chức năng chính sau:

  1. Hoạt động như một token tiện ích. Chủ sở hữu token này sẽ bỏ phiếu cho các đề xuất quản trị nền tảng.
  2. Được sử dụng để giữ giá trị RSV ổn định ở mức giá mục tiêu là 1 USD.

Trong trường hợp giữ ổn định giá RSV thì bất cứ khi nào tổng nguồn cung RSV tăng lên, lượng token RSR đang lưu hành sẽ giảm.

Collateral tokens

Đây là loại tài sản được giữ trong các smart contract Reserve nhằm hỗ trợ, bảo đảm giá trị cho RSV.

Lưu ý với bạn đọc là trong bài viết này, Blogtienao sẽ chỉ tập trung phân tích đồng RSR.

Tổng quan về đồng RSR

Tổng quan đồng RSR

Phân bổ đồng RSR

Phân bổ RSR

 

RSR có thể giao dịch trên sàn nào?

Hiện RSR đã được niêm yết trên nhiều sàn giao dịch lớn như: Huobi, Uniswap, OKEx, MXC,…

Tuy nhiên, BTA khuyên bạn nên sử dụng sàn Huobi để trade. Vì đây là một trong những sàn có mức thanh khoản rất tốt cũng như mức độ bảo mật cao. Bạn có thể tham khảo cách sử dụng cũng như đăng ký sàn ở link sau:

Sàn Huobi: Hướng dẫn đăng ký, xác minh, mua bán A-Z

Ví lưu trữ đồng RSR

Do đây là tiền điện tử dạng ERC-20 nên bạn có thể lưu trữ chúng trong các ví có hỗ trợ định dạng này. Tiêu biểu là các ví: MyEtherWallet (MEW), Metamask hay ImToken

Nhóm phát triển Reserve 

Nhóm phát triển Reserve

Nevin Freeman (CO-FOUNDER + CEO): Một doanh nhân đã đồng sáng lập ba công ty.

Matt Elder (CO-FOUNDER + CTO): Nhân viên kỹ thuật tại Google và Quixey

Charlie Smith (BUSINESS DEVELOPMENT): Cựu cố vấn quản lý tại ReD Associates

Jesper Ostman (PROTOCOL DEVELOPMENT): Người từng dành 4 năm nghiên cứu phương pháp luận cho Viện Nghiên cứu Triết học, có bằng Phd triết học lý thuyết tại Đại học Umeå.

Ngoài các nhân vật chủ chốt, dự án còn quy tụ được một số nhân vật đến từ các công ty và trường đại học nổi tiếng khác.

Cố vấn dự án

Garett Jones : Cựu cố vấn Chính sách Kinh tế của Thượng nghị sĩ Orrin Hatch; chuyên gia kinh tế tại Ủy ban Kinh tế Chung của Quốc hội Hoa Kỳ; Giáo sư Kinh tế tại Đại học George Mason.

Paul Atkins: Ủy viên của SEC (2002 – 2008); thành viên trong một diễn đàn kinh doanh do Tổng thống Trump tổ chức để đưa ra lời khuyên chiến lược và chính sách đối với các vấn đề kinh tế.

Santiago Siri: Doanh nhân người Argentina, người xây dựng các công cụ bỏ phiếu online.

Ben Verschuere: Cựu giám đốc danh mục đầu tư vĩ mô toàn cầu; nhà quản lý quỹ tại Clarium Capital và Thiel Macro từ năm 2007 – 2017.

Các nhà đầu tư lớn của Reserve (RSR)

Hiện dự án đang nhận được sự hỗ trợ bởi một số nhà đầu tư thiên thần hàng đầu từ Thung lũng Silicon và nhiều quỹ đầu tư lớn trong ngành tiền điện tử.

Những nhà đầu tư này đang tích cực tham gia vào dự án để cùng nhau định hình quỹ đạo của Reserve. Có thể nói nhóm người này gần giống như nhóm cốt lõi của dự án.

Đối tác chiến lược 

Chainlink: Một trong blockchain quản trị và xử lý yêu cầu dữ liệu của người dùng. Đây là một trong những dự án phát triển rất mạnh mẽ.

Certik: Một nền tảng kiểm định dành cho Blockchain và smart contract; được thành lập bởi đội ngũ giàu kinh nghiệm đến từ những trường đại học và công ty danh tiếng

Ưu – Nhược điểm của Reserve (RSR)

Ưu điểm

  • Cộng đồng mạnh
  • Nhóm phát triển mạnh và lớn (đối với một startup)
  • Đối tác mạnh mẽ

Nhược điểm

  • Ít đối tác

Có nên đầu tư vào đồng RSR?

Trong bài viết, BTA đã cung cấp cho bạn tất cả thông tin về dự án; từ lộ trình phát triển, các nhà đầu tư tới việc phân tích ưu-nhược điểm. Từ những điều đó có thể kết luận rằng đây là dự án khá tiềm năng trong tương lai nếu mọi thứ đi đúng theo kế hoạch.

Tuy nhiên, để trả lời cho câu hỏi có nên đầu tư hay không thì BTA khuyến khích bạn nên tự đưa ra quyết định khi đã nghiên cứu dự án kỹ càng. Để trở thành một nhà đầu tư thành công; tố chất cần thiết đầu tiên là cẩn trọng và tự đưa ra quyết định chứ không phải nghe theo “lời khuyên từ chuyên gia”.

Kết luận

Chúng tôi hi vọng bài viết này đã giúp ích cho bạn trong việc tìm hiểu cũng như đưa ra quyết định đầu tư. Nếu bạn còn thắc mắc hay có góp ý liên quan đến bài viết thì hãy comment ngay bên dưới; BTA sẽ giải đáp trong thời gian sớm nhất.

Chúc bạn đầu tư thành công!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM