Thẻ ghi nợ là gì? Kiến thức cần biết để dùng thẻ ghi nợ đúng cách

Thẻ ghi nợ là gì?

Thẻ ghi nợ (tên tiếng Anh là: debit card, còn gọi là bank card hoặc check card) là một loại thẻ ATM do ngân hàng phát hành, được sử dụng để thanh toán tại các điểm chấp nhận thẻ như siêu thị, nhà hàng… hoặc giao dịch tại các máy ATM bằng số tiền có sẵn trong tài khoản.

the-ghi-no

Hiểu đơn giản thì thẻ ghi nợ là loại thẻ điện tử thanh toán dựa theo hình thức trả trước, chi tiêu và thực hiện giao dịch đúng với số tiền có trong tài khoản. Mỗi thẻ ghi nợ gắn liền với một tài khoản. Nếu còn đủ tiền trong tài khoản thì mới sử dụng thẻ để thanh toán được. Vì vậy thẻ ghi nợ vẫn thường được gọi là thẻ thanh toán. Tuy nhiên ngoài chức năng thanh toán, thẻ ghi nợ còn có thể thực đầy đủ các chức năng khác của thẻ ATM như: rút tiền, tra cứu số dư, chuyển khoản, in sao kê…

Thẻ ghi nợ được biết đến đầu tiên là vào năm 1969, nó được dùng để rút tiền mặt tại máy ATM (được gọi là thẻ ATM); sau đó thẻ được mở rộng thêm tính năng thanh toán nên về bản chất thẻ ghi nợ hiện nay vẫn là một loại thẻ ATM. Để mở thẻ ghi nợ bạn cần phải mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng trước, và thường thì các ngân hàng hiện nay kết hợp cả 2 công việc này cùng 1 lúc khi bạn mở tài khoản lần đầu.

Các chức năng của thẻ ghi nợ

Thẻ ghi nợ giống như thẻ ATM khác, được sử dụng để thanh toán tại cửa hàng hoặc siêu thị… thay thế cho tiền mặt; vừa an toàn vừa nhận được các ưu đãi thường xuyên từ ngân hàng và người bán. Khi thanh toán bằng thẻ, bạn sẽ có cơ hội được giảm giá, nhận Voucher khuyến mãi, nhận điểm thưởng, quà tặng hoặc được hoàn lại một phần tiền như Vietcombank và VIB đang làm…

Là một loại thẻ ATM nên đương nhiên thẻ ghi nợ có thể giao dịch được tại ATM, và sử dụng các tính năng cơ bản của thẻ ATM là truy vấn số dư, rút tiền mặt, chuyển khoản và tùy ngân hàng có thể hỗ trợ thanh toán hóa đơn như điện nước và cước viễn thông. Một số ngân hàng còn hỗ trợ rút tiền tại ATM không cần thẻ.

Sử dụng thẻ ghi nợ bạn có thể mua sắm online trên toàn thế giới, thực hiện quảng cáo Google hoặc Facebook, mua hàng trả góp 0%, thanh toán điện nước hay phí bảo hiểm thông qua Internet…

Hiện nay trả tiền bằng thẻ đang là hình thức được Chính Phủ khuyến khích ở nước ta, và người dân ở một số nước phát triển chuộng thanh toán qua thẻ hơn là tiền mặt, thậm chí có nhiều nơi không chấp nhận tiền mặt. Vì vậy ngoài rút tiền và chuyển khoản tại ATM, bạn hãy mua sắm bằng thẻ thay tiền mặt để thấy bạn có thể tiết kiệm được nhiều tới mức nào.

Xem thêm: Thẻ tín dụng là gì? Những điều cần biết để sử dụng thẻ tín dụng hiệu quả?

Các loại thẻ ghi nợ

Hiện nay, có hai loại thẻ ghi nợ được dùng phổ biến là thẻ ghi nợ nội địa và thẻ ghi nợ quốc tế.

Thẻ ghi nợ nội địa: Là loại thẻ ghi nợ thực hiện được đầy đủ các tính năng như rút tiền, chuyển khoản, thanh toán hóa đơn tại ATM hay thanh toán tại cửa hàng; nhưng chỉ có thể dùng trong một nước. Thẻ ghi nợ nội địa hiện nay có thể thuộc hệ thống Banknet hoặc Smartlink.

the-ghi-no-noi-dia

Thẻ ghi nợ quốc tế: Là loại thẻ ghi nợ có thể sử dụng để thanh toán và giao dịch ATM trên toàn cầu. Thẻ này có thể mang thương hiệu Visa, MasterCard, JCB, UnionPay hoặc Amex.. Thẻ cũng có đầy đủ tính năng giống như thẻ ghi nợ nội địa, ngoài ra bạn có thể mua hàng online nước ngoài bằng thẻ này nữa.

the-ghi-no-quoc-te

Lợi ích của thẻ ghi nợ Debit so với sử dụng tiền mặt

Khi sử dụng thẻ Debit, bạn sẽ cảm nhận được rõ ràng những ưu điểm của loại thẻ này như.

An toàn hơn khi không phải mang nhiều tiền mặt: Mang nhiều tiền mặt làm bạn cảm thấy bất an vì những rủi ro mất mát, hư hao. Với chiếc thẻ Debit, tất cả tiền của bạn đã nằm gọn trong một chiếc thẻ duy nhất.

– Độ bảo mật cao: Khi sử dụng thẻ Debit để rút tiền hay thanh toán bạn cần phải nhập mã PIN hoặc mã OTP. Vì thế, lỡ thẻ có bị mất, tiền của bạn sẽ được bảo toàn. Tuy nhiên, trong trường hợp đó phải báo ngay đến ngân hàng để khóa thẻ.

– Tiết kiệm thời gian: Khi giao dịch bằng tiền mặt, bạn sẽ giao dịch trực tiếp hoặc mang tiền mặt đến ngân hàng nếu cần phải chuyển tiền. Thay vì vậy, với chiếc thẻ Debit, bạn có thể sử dụng các dịch vụ tiện ích của ngân hàng như máy ATM, Internet Banking để giao dịch.

– Dễ quản lý tài chính hơn: Khi mua sắm, thanh toán bằng thẻ Debit, mọi giao dịch của bạn sẽ được ghi chú lại đầy đủ và cụ thể. Bạn sẽ biết được rõ ràng chi tiêu trong từng thời điểm. Chi tiêu hợp lý xong, bạn sẽ giữ lại số tiền dư tích góp lại thành khoản tiết kiệm cho riêng mình.

– Hưởng lãi suất từ tiền trong tài khoản thẻ Debit: Hiện tại, hầu hết các ngân hàng đều áp dụng lãi suất không kỳ hạn cho tiền gửi trong thẻ Debit.

Xem thêm: OTP là gì? Tổng hợp các loại mã OTP được dùng phổ biến?

Thủ tục mở thẻ ghi nợ Debit Card

Để có thể mở thẻ ghi nợ, Debit card, các bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ như chứng minh nhân dân hoặc hộc hiếu, số tiền gửi, thông tin cá nhân,… Sau từ 3 – 7 ngày kể từ ngày mở thẻ, ngân hàng sẽ phát thẻ cho người mở thẻ.

Điều kiện để mở thẻ ghi nợ

Bạn chỉ cần đủ 15 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ là có thể đăng ký (thẻ chính). Đối với thẻ có hạng bậc khác thì sẽ yêu cầu phải có số tiền gửi tối thiểu tại ngân hàng đó. Ví dụ cần số tiền gửi từ 20 triệu đồng để làm thẻ ghi nợ Visa Sacombank hạng vàng.

Những lưu ý khi dùng thẻ ghi nợ

– Nắm rõ tình hình số dư tài khoản và số tiền có thể sử dụng. Các ngân hàng luôn khuyến khích bạn mở tài khoản trực tuyến để chủ động hơn trong việc kiểm tra các thanh toán qua thẻ.

– Nắm rõ hạn mức thẻ ghi nợ bởi nếu sử dụng quá hạn mức cho phép, mặc dù tiền vẫn đủ trong tài khoản nhưng thẻ có thể bị từ chối.

– Khi mở thẻ ghi nợ nên lựa chọn tổ chức hoặc ngân hàng có mạng lưới ATM gần nhà để tránh trả phụ phí.

Lời kết

Trên đây là bài viết “Thẻ ghi nợ là gì? Những kiến thức cần biết để dùng thẻ ghi nợ đúng cách” của Blog tiền ảo, hy vọng qua bài viết bạn có thể dễ dàng hơn trong việc đăng ký, sử dụng thẻ ghi nợ.

Nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình mở và sử dụng thẻ ghi nợ thì để lại bình luận bên dưới của Blog tiền ảo nhé, chúng tôi sẽ giải đáp sớm nhất cho bạn. Và đừng quên cho mình một Like, Share và đánh giá 5 sao bên dưới nhé. Chúc bạn thành công.

Toobit.com.vn tổng hợp

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM