Tổng giá trị DeFi bị khóa vẫn tiếp tục tăng trong thời gian này và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Và lần này, một giao thức “mới” đang tỏa sáng với tổng tài sản bị khóa tăng mạnh, đó chính là Curve.fi.
Dự án đã tăng thêm hơn 226 triệu USD vào tổng giá trị bị khóa trong smart contract DeFi kể từ thứ sáu và tiến vào top 5 các giao thức DeFi phổ biến nhất trong thị trường (tính theo tổng giá trị bị khóa).
Đợt tăng trưởng mạnh mẽ gần đây của dự án đến từ sự kiện ra mắt token YFI, một “nhân tố” hậu trường của Curve làm tăng lợi nhuận cho các nhà cung cấp thanh khoản sử dụng nền tảng.
Tuy nhiên, liệu sự tăng trưởng này có thể tiếp tục kéo dài trong tương lai hay đây chỉ đơn giản là một bong bóng?
Đà tăng trưởng mạnh mẽ
Curve.fi ra mắt vào tháng 1 năm 2020 và tạo điều kiện cho các giao dịch hoán đổi với giá cả phải chăng giữa nhiều loại stablecoin cũng như Wrapped Bitcoin và Synthetix sBTC. Bên cạnh đó, Curve cũng phân bổ thanh khoản gộp chưa sử dụng cho các giao thức DeFi khác như Compound và yEarn.finance.
Trước khi phát hành token YFI, có chưa tới 100 triệu USD tài sản bị khóa trong giao thức, nhưng đến thời điểm hiện tại, dự án đã có hơn 300 triệu USD bị khóa.
Theo một số báo cáo, nhu cầu về YFI bùng nổ vì hai lý do chính sau.
- Đầu tiên chính là mô hình phân phối YFI một cách rộng rãi cho các nhà cung cấp thanh khoản nhưng các nhà phát triển thì không được phân phối. Điều này mang lại cho cộng đồng quyền kiểm soát chưa từng có đối với tương lai của nền tảng.
- Thứ hai, một định tuyến phức tạp về thanh khoản và token quản trị của nhiều dự án DeFi đang tạo ra lợi nhuận hàng năm vượt quá 1.000% cho những ai có kiến thức và sẵn sàng chấp nhận rủi ro.
Không có giá trị nội tại
Ngay từ đầu, nhà phát triển yEarn Andre Cronje đã nhấn mạnh rằng token YFI không có giá trị kinh tế nội tại và quản trị được phân phối vì các nhà phát triển yEarn không muốn tham gia vào việc kiểm soát nền tảng. Các hợp đồng yEarn cũng chưa được kiểm toán, mặc dù chúng dựa trên các hợp đồng Synthetix đã được kiểm toán trước đó.
Việc ra mắt YFI đã mang đến cho Curve một số bước tiến đáng hoan nghênh, cho phép giao thức thực hiện các bước phát triển mới của mình để giữ cho tổng giá trị tài sản bị khóa ngày càng tăng.
Nhưng thay vì việc ra mắt token riêng sẽ cung cấp thanh khoản và cơ chế quản trị với các ưu đãi rõ ràng cho cả người dùng và nhà phát triển, thì phần lớn hoạt động của yEarn và Curve lại tập trung vào việc tối đa hóa lợi nhuận từ các chương trình quản trị phi tập trung và các dự án tài chính có độ phức tạp cao nhưng lại khó làm ra giá trị gì mới đối với Defi.
Chính vì thế, Curve đã giành được vị trí cao trong số các giao thức DeFi phổ biến ban đầu. Nhưng để dự án có thể tiếp tục phát triển mạnh trong tương lai thì lại là câu chuyện hoàn toàn khác.
Có thể bạn quan tâm: