Tiềm năng to lớn của NFT trong tương lai

Tiềm năng của NFT trong tương lai

Non fungible Token (NFT) đã thu hút sự chú ý lớn trong suốt 6 tháng đầu năm 2021 với hàng loạt các dự án tiềm năng.

NFT tỏa ra nhiều sức hút là có lý do, bởi nó là một loại token mã hóa trên blockchain đại diện cho một loại tài sản duy nhất và có bằng chứng quyền sở hữu, điều này đã dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ theo cấp số nhân trong lĩnh vực này.

Đầu tiên NFT được áp dụng để số hóa các tác phẩm nghệ thuật, sau đó là các meme vui nhộn trên internet, tài sản trí tuệ và thậm chí là các tweet của các nhân vật nổi tiếng.

Về cốt lõi, NFT cho phép chuyển quyền sở hữu liền mạch bằng cách tận dụng công nghệ Blockchain. Sổ cái Blockchain lưu giữ một bản ghi bất biến về quyền sở hữu mang lại những lợi ích như truy xuất nguồn gốc và thiết lập tính xác thực.

Về bản chất, NFT lưu trữ “metadata” của một tài sản trên Blockchain.

Metadata đại diện cho các thuộc tính duy nhất của một nội dung, không cái nào giống cái nào, giúp nó có thể phân biệt được trong không gian kỹ thuật số.

Bất kỳ ai sở hữu Metadata đồng nghĩa với việc sẽ sở hữu nội dung NFT đó trong thế giới thực.

NFT không còn là sự thổi phồng

Cơn sốt NFT được nhiều người coi như là một “bong bóng”, họ cho rằng nó cuối cùng sẽ có kết cục như ICO của năm 2017.

Tuy nhiên, nếu nhìn vào quá trình phát triển từ trước đến nay của NFT thì rõ ràng sự phát triển đó không đến trong “một sớm một chiều”, phải trải qua nhiều thất bại mới có sự nổi tiếng của ngày hôm nay.

NFT không chỉ là những dự án trên giấy, nó đã được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực, ví dụ như nghệ thuật.

Đầu năm nay, nghệ sĩ Beeple, tên thật là Mike Winkelmann, đã bán một bộ sưu tập tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số NFT với giá 69 triệu USD – một con số gây chấn động khi đó.

tác phẩm nft bán giá 69 triệu usd
Tác phẩm bán với giá 69 triệu USD

Một tweet của CEO Twitter Jack Dorsey cũng được bán với giá 2,9 triệu USD, hay một CryptoPunk Avatar có mức giá hơn 11,7 triệu USD.

Mới đây, nữ ca sĩ Grimes (bạn gái của Elon Musk) đã kiếm được 5,8 triệu USD từ bộ sưu tập tranh NFT.

Nhìn vào những mức giá trên cũng có thể thấy tiềm năng to lớn trong lĩnh vực số hóa này, mặc dù đôi khi sự cường điệu là có.

Theo Nonfungible, doanh số NFT đã giảm dần kể từ ngày 1 tháng 6. Chỉ trong vòng một tháng, doanh thu của NFT đã giảm từ mức kỷ lục 176 triệu USD ghi nhận vào giữa tháng 5 xuống chỉ còn 8,7 triệu USD vào giữa tháng 6.

Đà suy giảm không phải là điều gì đó tiêu cực, thậm chí là tích cực vì mục đích sử dụng của NFT đã trở về với đúng bản chất của nó, không còn là sự thổi phồng.

Hiện tại việc sử dụng NFT rất thực tế, nó giúp tăng giá trị cho cuộc sống của con người bằng cách số hóa mọi thứ.

cơn sốt NFT

Các ứng dụng bền vững của NFT

Các ứng dụng của NFT đã và đang phát triển hơn một cách có thể hiểu được.

Ví dụ: sử dụng NFT để đại diện cho tài sản trí tuệ. Một thứ gì đó như bản quyền hoặc một ý tưởng được coi là vô giá có thể được thể hiện dưới dạng NFT.

Với việc các tài sản trí tuệ được số hóa và định danh chủ sở hữu bằng NFT thì không ai có thể xâm phạm được, bởi NFT cung cấp bằng chứng kỹ thuật số về quyền sở hữu và đó là duy nhất.

Còn về giao dịch, NFT có thể giúp gì?

Dựa trên công nghệ blockchain mọi thứ từ thẻ cầu thủ bóng rổ, các bài hát, video, vật phẩm game, tranh, cho tới tweet đều có thể được giao dịch dưới dạng NFT một cách dễ dàng.

Cricket Foundation là một ví dụ khác về giá trị thực của NFT.

Không phải là meme hay nhân vật hư cấu, Cricket Foundation là cầu nối giữa những người hâm mộ và bộ môn thể thao Cricket thông qua NFT.

Nhờ NFT mà những fan cuồng Cricket có thể tương tác với những vận động viên yêu thích của họ, đặt vé cho trận đấu hay sưu tầm kỹ thuật số về Cricket.

Và đó là những ứng dụng thực tế của NFT có thể mang lại cho một bộ môn thể thao.

Xem thêm: Non fungible Token (NFT) là gì? Tại sao NFT trở nên đặc biệt

Kết luận

Những ứng dụng thực tế như vậy của NFT đã mở ra cánh cửa phát triển hơn nữa cho tương lai của lĩnh vực mã hóa.

Blockchain và NFT sẽ tạo ra một hệ sinh thái kỹ thuật số dân chủ hóa không có sự can thiệp của bên thứ ba.

Sau này nếu mọi thứ đều được chứng nhận dưới dạng NFT thì tương lai của tài sản đó sẽ phụ thuộc rất nhiều vào cách thức hoạt động trong không gian NFT và tiềm năng của NFTs phụ thuộc hoàn toàn vào sự phát triển trí tuệ trong không gian này.

Việc đại diện cho một tài sản duy nhất, không có giá trị thay thế lẫn nhau sẽ giúp NFT trở nên hấp dẫn và được săn đón nhiều hơn bởi những người thích “sự độc quyền” thứ họ có.

Tương lai chúng ta có thể sẽ chứng kiến làn sóng mã hóa mọi lĩnh vực, và khi đó việc sở hữu NFT là điều không thể thiếu.


Nếu bạn chưa có tài khoản Binance thì đăng ký tại đây nhé: https://blogtienao.com/go/binance

Xem thêm:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM