Tổ chức nhân đạo sử dụng công nghệ blockchain để lưu trữ hồ sơ y tế.

Tổ chức nhân đạo sử dụng công nghệ blockchain để lưu trữ hồ sơ y tế.

Công ty bảo mật tài liệu dựa trên blockchain, Transcrypts, đã công bố quan hệ đối tác với tổ chức nhân đạo DWB vào thứ Năm.

Theo đó, tại cuộc họp báo ngày 11 tháng 11, Transcrypts cho biết đã hợp tác với tổ chức bác sĩ không biên giới (DWB) từ ngày 14 tháng 10. Họ làm việc cùng nhau tải lên 6500 hồ sơ tiêm chủng lên blockchain, với mục tiêu là 76000 vào năm 2022.

Hầu hết các trường hợp tiêm chủng được ghi lại là về vắc xin COVID 19, nhưng công ty khẳng định mục tiêu cuối cùng là lưu trữ tất cả hồ sơ y tế của bệnh nhân trên blockchain để mọi người có thể truy cập từ điện thoại của họ.

Công ty khởi nghiệp này có trụ sở tại California, được thành lập năm 2020 bởi Zain Zaidi khi anh còn là sinh viên kỹ thuật điện tại Đại học Bang San Jose. Khách hàng lớn của công ty này gồm Paychex, ADP, Zoom, Spirit Airlines và Oracle.

Transcrypts bắt đầu như một công cụ để chống lại gian lận cho các chuyên gia nhân sự, nhưng hiện tại họ phát triển thành một công ty cung cấp tài liệu dịch vụ và sự hợp tác với DWB là bước đột phá đầu tiên của họ trong việc ứng dụng công nghệ blockchain vào đời sống.

Phát biểu về khả năng tiếp cận hồ sơ y tế của bệnh nhân ở các quốc gia đang phát triển, Zaidi nói blockchain có thể cung cấp trợ giúp hữu ích trong việc ngăn ngừa nhiều trường hợp tử vong:

“Ở Ấn Độ, hơn 700.000 người chết hàng năm do không tiếp cận được hồ sơ bệnh án của bệnh nhân. Phần lớn các trường hợp tử vong này có thể được ngăn chặn nếu các bác sĩ có quyền truy cập vào hồ sơ chăm sóc sức khỏe toàn diện của bệnh nhân”

“Với sự hợp tác này, DWB và TransCrypts hy vọng sẽ xây dựng một tương lai nơi có thể giảm thiểu thiệt hại tối đa về tính mạng cho người bệnh”, Zaidi cho biết thêm.


Xem thêm:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM