WePower (WPR) là gì?
WePower là một nền tảng mua bán và kinh doanh các loại năng lượng xanh (như năng lượng gió, mặt trời, thủy triều, sóng) được xây dựng dựa trên công nghệ Blockchain của Ethereum nhằm giải quyết những vấn đề liên quan đến việc kết nối trực tiếp các nhà sản xuất năng lượng với các nhà đầu tư và người tiêu dùng năng lượng.
Điều quan trọng nhất trong nền tảng WePower đó là cho phép các nhà sản xuất năng lượng xanh gọi vốn bằng cách phát hành ra token riêng của họ – mỗi token sẽ đại diện cho loại năng lượng riêng của họ đang sản xuất nhằm mục đích giúp các nhà sản xuất năng lượng có thể bán trực tiếp với người mua năng lượng (là người tiêu dùng hoặc nhà đầu tư) mà không cần qua trung gian. Những token này sẽ được sử dụng trong hợp đồng mua bán năng lượng giữa nhà sản xuất và người mua để cho nhà sản xuất cam kết để sản xuất và phân phối trong tương lai và là một hợp đồng.
WPR là token chính của nền tảng WePower được dùng để thực hiện các mua bán và dịch vụ trong nền tảng. Tuy các nhà sản xuất năng lượng xanh có thể phát hành là token riêng của mình, nhưng để có thể bán được các token đó thì họ sẽ phải quy đổi là token WPR theo một tỷ lệ nhất định đồng thời người mua năng lượng muốn mua một năng lượng nào đó thì sẽ phải dùng WPR để đổi lấy token riêng của nhà sản xuất năng lượng đó.
Tính năng và đặc điểm của WePower?
Dưới đây là một số tính năng và đặc điểm chính của nền tảng WePower:
- Mọi thứ đều minh bạch: Nền tảng WePower tự hào về tính minh bạch của nó. Thông tin về số liệu năng lượng được sản xuất và tiêu thụ của mỗi người đều được ghi lại trên các khối Blockchain, các thông tin đó là không thể thay đổi mà mọi người đều có thể theo dõi được. Điều này tạo nên sự minh bạch vào mọi thời gian.
- Bất kì ai cũng có mua hay đầu tư được năng lượng xanh: WePower có kế hoạch phục vụ cho các nhà sản xuất, người tiêu dùng và nhà đầu tư ở quy mô toàn cầu dựa vào độ bảo mật rất tốt của các hợp đồng thông minh trong blockchain trên hệ thống để các hoạt động mua bán năng lượng được diễn ra an toàn và minh bạch thông qua các token riêng của từng nhà sản xuất. Ví dụ như năng lượng xanh được sản xuất ở Tây Ban Nha nhưng có thể được bán ở Đức. Không quan trọng nơi năng lượng xanh đó được sản xuất và bán ở đâu, miễn là nó được sản xuất và có thể mua thì sẽ đều được đáp ứng.
- Bất cứ ai cũng có thể sản xuất năng lượng xanh: Bất cứ ai muốn sản xuất năng lượng xanh đều muốn bù đắp chi phí thiết lập nhà máy điện của mình bằng cách bán năng lượng họ sẽ tạo ra trong tương lai thông qua việc phát hành riêng ra các token của mình. Sau đó người mua năng lượng dựa theo nhu cầu của mình sẽ mua nó hoặc là đặt hàng trước cho nhà sản xuất năng lượng. Điều này sẽ giúp các nhà sản xuất năng lượng có vốn quanh vòng nhanh đồng thời có lượng vốn để mở rộng sản xuất nếu có nhiều người đặt hàng trước.
Lịch sử và lộ trình phát triển của WePower
- Tháng 1/2017: Ra mắt ý tưởng về WePower.
- Tháng 7/2017: Tạo niềm tin cho khách hàng khi giới thiệu dự án năng lượng mặt trời có công suất 1000MW.
- Tháng 8/2017: Ra mắt phiên bản thử nghiệm
- Tháng 10/2017: Bắt đầu mở bán các token WPR
- Tháng 1/2018: Thử nghiệm thì điểm với Elering (công ty điện lực nhà nước của Estonia)
- Tháng 2/2018: Mở bán token WPR
- Tháng 3/2018: Khởi chạy chính thức nền tảng WePower
- Tháng 5/2018: Kết nối với các cơ sở hạ tầng năng lượng
- Tháng 7/2018: Tiến hành kiểm tra nền tảng lần 1
- Tháng 8/2018: Khởi chạy nền tảng tại Tây Ban Nha
- Tháng 9/2018: Tặng số lượng năng lượng nhất định cho những người giữ token WPR
- Tháng 10/2018: Khởi chạy nền tảng tại Bồ Đào Nha và Đức
- Tháng 1/2019: Tiến hành kiểm tra nền tảng lần 2
- Tháng 3/2019: Xây dựng nhà máy điện ảo trên nền tảng
- Từ tháng 3/2019: Mở rộng nền tảng hơn nữa
Đội ngũ phát triển của WePower
Đội ngũ phát triển của dự án WePower hiện đang có khoảng 15 – 20 thành viên và một nhóm cố vấn gồm nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực như blockchain, năng lượng, AI, và nhiều hơn nữa. Các thành viên chủ chốt của WePower là:
- Nikolaj Martyniuk: CEO người sáng lập ra WePower, là người có kinh nghiệm trong phát triển năng lượng xanh từ việc xây dựng nhà máy đến việc tạo ra doanh thu từ nó thông qua các hoạt động kinh doanh. Nikolaj chịu trách nhiệm về chiến lược và kinh doanh tổng thể phát triển của dự án. Ông cũng là một trong những người sáng lập của quỹ Smart En-ergy.
- Artūras Asakavičius (Đồng sáng lập): Là người có hơn 5 năm kinh nghiệm về pháp luật trong mảng Fintech, ông từng lãnh đạo một đội ngũ luật sư, chịu trách nhiệm về tất cả các vấn đề liên quan đến luật trong ngành FinTech, blockchain ở công ty luật tên là Sorainen trong hơn 5 năm. Ông cũng là cựu chủ tịch – người của Hiệp hội Fintech Litva và hai lần được công nhận là một nhà bảo trợ Crowdfunding Litva do Uỷ ban Châu Âu cấp.
- Kaspar Kaarlep (Giám đốc công nghệ): Kaspar từng là CTO của một công ty đa quốc gia lớn. Kaspar là một diễn giả nổi tiếng tại các hội nghị châu Âu về số hóa hệ thống năng lượng, chuyên gia về xây dựng và triển khai các hệ thống phân tích dữ liệu lớn và các thiết bị thông minh.
Một số cố vấn cho WePower bao gồm:
- Jon Matonis, Chủ tịch của Globitex, một nhà trao đổi tiền điện tử chuyên nghiệp.
- David Allen Cohen, Chủ tịch Dcntral, mọt mạng lưới Blockchain dựa trên công ty an ninh mạng.
- Nimrod Lehavi, Giám đốc điều hành của Simplex, và một số thành viên khác.
- Ngoài ra WePower cũng được hỗ trợ bởi Bộ Năng lượng của Cộng hòa Lithuania..
Tỷ giá của đồng tiền ảo WPR hiện tại
Đồng tiền mã hóa WPR được niêm yết lên CoinMarketCap từ ngày 9/2/2018 với giá lúc đó là 0,1873$/1 coin, WePower lên sàn đúng thời điểm thị trường tiền ảo đang giảm vì vậy giá của nó cũng bị ảnh hưởng ít nhiều, tại thời điểm chúng tôi viết bài viết này là 3/4/2018 thì giá đồng tiền điện tử WPR là 0,0953$/1 coin.
Đồng tiền kỹ thuật số WPR hiện tại có tổng vốn hóa trên thị trường là hơn 38,3 triệu USD, và khối lượng giao dịch trong 24h hơn 5,6 triệu USD, và đang ở vị trí 193 theo bảng xếp hạng của Coin Market Cap. Số coin đang được phát hành là 745.248.183 WPR, số coin đang được khai thác là 402.580.425 WPR. Bạn có thể xem Tỷ giá WPR Coin được chúng tôi cập nhật theo thời gian thực để nắm được biến động giá của nó.
Mua bán WPR coin ở sàn giao dịch nào?
Trong thời điểm này, bạn có thể mua bán đồng WPR tại nhiều sàn giao dịch khác nhau trên thế giới bao gồm: Binance, Huobi, Liqui, IDEX, Bitbns, EtherDelta, CoinFalcon, DDEX qua các cặp WPR/BTC, WPR/ETH, WPR/USDT. Trong đó khối lượng giao dịch qua sàn giao dịch Binance và Huobi là lớn nhất, chiếm hơn 70% khối lượng giao dịch
Lưu trữ WPR Token ở ví nào?
WPR Token là một đồng tiền ảo theo tiêu chuẩn ERC20 của Ethereum, vì vậy những loại ví nào tương thích với tiêu chuẩn ERC20 sẽ là phù hợp để lưu trữ nó như ví MyEtherWallet, Trezor, Ledger Nano S, ImToken, Metamask,…
Nếu bạn là người thường xuyên trading thì có thể giữ WPR trực tiếp trên ví điện tử của các sàn. Còn nếu bạn là một nhà đầu tư lâu dài và không có nhu cầu giao dịch thường xuyên thì nên dùng các loại ví riêng mà chúng tôi đã gợi ý cho bạn ở trên nhé.
Xem thêm các thông tin về đồng tiền điện tử WePower (WPR)
- Website chính thức: https://wepower.network/
- White paper: https://drive.google.com/file/
- Facebook: https://www.facebook.com/WePowerNetwork
- Twitter: https://twitter.com/WePowerN
- Telegram: https://t.me/WePowerNetwork
- Linkedin: https://www.linkedin.com/company-beta/11205077/
- Blog Medium: https://medium.com/wepower
Lời kết
Trên đây là bài viết tổng quan về đồng tiền mã hóa kỹ thuật số WePower (WPR), hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn có kiến thức hữu ích về WPR coin. Nếu bạn còn thắc mắc nào hay muốn chia sẻ những kiến thức của bạn về đồng tiền điện tử WPR với chúng tôi thì hãy liên hệ với chúng tôi ở dưới phần bình luận nhé, chúng tôi sẽ giải đáp sớm nhất cho bạn. Cuối cùng, đừng quên Like, Share và cho chúng tôi một đánh giá 5 sao bên dưới để ủng hộ Blog tiền ảo nhé.